Học Song Ngành Là Gì, Có Khó Không, Sinh Viên Cần Điều Kiện Gì?

Đại học là môi trường cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên ngành, giúp các em nắm vững lý thuyết và biết cách ứng dụng chúng vào công việc thực tiễn khi ra trường. Đa số sinh viên sẽ lựa chọn cố định 1 ngành học duy nhất, rồi dồn toàn bộ tâm huyết để học cho thật tốt, đảm bảo nắm vững kiến thức của ngành đó. Tuy nhiên, cũng có một số sinh viên quyết định đăng ký học song ngành, tức là học 2 ngành cùng lúc. Đây là một quyết định khá mạo hiểm, các em cần phải có sự tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng, chứ không nên lựa chọn một cách cảm tính, thiếu cân nhắc. Trong bài viết này, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu xem học song ngành là gì, có khó không, và điều kiện để sinh viên được đăng ký học song ngành!

>> Cách lập kế hoạch cho học kỳ mới đơn giản, hiệu quả

Học song ngành là gì?

Học song ngành là trường hợp sinh viên đăng ký học song song 2 ngành cùng lúc ở trường đại học, đồng nghĩa với việc các em phải nỗ lực, cố gắng gấp đôi so với những bạn cùng trang lứa, phải chấp nhận sự thật rằng thời gian học của mình nhiều hơn, khối lượng kiến thức cần thu nạp cũng nhiều hơn, áp lực học tập cũng nhân đôi lên. Tuy nhiên, sau khi vượt qua những thử thách ấy, thì khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên học song ngành sẽ sở hữu cùng lúc 2 tấm bằng đại học, với 2 chuyên ngành khác nhau, đây có thể là 2 ngành có sự tương đồng, trong cùng khối ngành, hoặc cũng có thể là 2 ngành hoàn toàn khác biệt, tuỳ theo sự lựa chọn và quyết định của từng sinh viên.

Học song ngành để làm gì, có lợi gì?

Sau khi tìm hiểu học song ngành là gì, thì sinh viên sẽ dễ dàng nhận ra được lợi ích đầu tiên của điều này, đó chính là mình sẽ sở hữu cùng lúc 2 tấm bằng đại học khi tốt nghiệp. Điều này sẽ tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn khi ra trường xin việc, vừa giúp các em mở rộng cơ hội việc làm, thoải mái apply được nhiều vị trí công việc hơn, vừa giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn thiện cảm, đánh giá cao về khả năng học hỏi, tiếp thu, và sự nỗ lực, chăm chỉ của các em. Vì học tốt 1 ngành thôi cũng đã rất khó rồi, hiếm khi có sinh viên nào học song ngành mà đều học tốt, vững kiến thức, và tất nhiên, khi làm được điều đó, thì đã minh chứng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng rằng các em chính là một ứng viên tiềm năng, có khả năng học hỏi ở mức xuất sắc, sau này vào công ty làm việc có thể tiếp thu nhanh và hoàn thành tốt công việc khi được training, hướng dẫn.

Ngoài ra, khi học song ngành, thì sinh viên đại học cũng có nhiều cơ hội để khám phá năng lực bản thân hơn, sau khi tiếp xúc với các môn học của cả 2 ngành, các em hoàn toàn có thể tự đánh giá xem mình thích ngành nào hơn, phù hợp ngành nào và có khả năng hoàn thành tốt công việc trong mảng nào hơn. Tức là mình có tới 2 sự lựa chọn, xem ngành nào mình làm tốt hơn thì mình sẽ theo đuổi nó lâu dài, còn với các bạn sinh viên chỉ học duy nhất 1 ngành, nếu chẳng may sau này phát hiện mình không hợp với ngành, muốn đi làm trái ngành thì sẽ cực kỳ vất vả.

>> 4 cách giúp sinh viên nâng cao khả năng tư duy

Học song ngành ở đại học có khó không?

Sau khi hiểu rõ học song ngành để làm gì, có lợi gì, thì tất nhiên sẽ thiếu sót lớn nếu không điểm qua những khó khăn, thử thách khi học cùng lúc 2 ngành. Vậy học song ngành ở đại học có khó không? Tất nhiên câu trả lời sẽ là khó, rất khó, đây là điều mà không phải sinh viên nào cũng làm tốt được, mà chỉ cá biệt một số trường hợp có năng lực học hỏi tốt và thật sự nghiêm túc, nỗ lực, toàn tâm toàn ý cho việc học. Thông thường, khối lượng kiến thức ở đại học sẽ khá nhiều, phức tạp, đòi hỏi sinh viên phải toát mồ hôi, tập trung, nỗ lực rất nhiều thì mới có thể vượt qua, và nắm vững kiến thức. Học 1 ngành thôi đã quá mệt mỏi, thì tất nhiên học song ngành, học 2 ngành cùng lúc sẽ phải mệt mỏi, áp lực gấp đôi.

Cụ thể hơn, thay vì bình thường mỗi học kỳ sinh viên chỉ học 4-6 môn, nếu có học vượt để tốt nghiệp ra trường sớm thì cũng nhiều hơn tầm 1-2 môn thôi. Nhưng với các bạn sinh viên học song ngành, thì số lượng môn trong từng học kỳ sẽ dao động trong khoảng 7-9 môn, hầu như gấp đôi so với bình thường, điều này đồng nghĩa với khối lượng kiến thức sẽ nhiều hơn, và dễ xảy ra trường hợp bị tẩu hoả nhập ma, quá tải, hoặc nhầm lẫn giữa các kiến thức với nhau. Chưa kể những lúc tới mùa kiểm tra giữa kỳ, hoặc mùa thi cuối kỳ, thì sẽ còn áp lực, đau đầu và mệt mỏi hơn nhiều.

Điều kiện để sinh viên được đăng ký học song ngành

Học song ngành mang lại cho sinh viên cơ hội sở hữu 2 tấm bằng đại học, gia tăng gấp đôi lợi thế khi ra trường xin việc, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều thử thách, áp lực đòi hỏi các em phải nỗ lực gấp đôi để vượt qua. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, đặt các cơ hội và thách thức lên bàn cân, nếu vẫn quyết định sẽ đăng ký học song ngành, thì bước tiếp theo, sinh viên cần tìm hiểu những điều kiện để mình được đăng ký học song ngành, cụ thể như sau:

  • Sinh viên đã hoàn thành năm học đầu tiên của chương trình đại học, tức là khi bước sang năm 2, thì sinh viên mới đủ điều kiện để được đăng ký học thêm một ngành nữa. Đây là điều hoàn toàn hợp lý, vì sau khi kết thúc 1 năm học, các em sẽ có đủ cơ sở để đánh giá năng lực của mình, và tự lượng sức xem mình có thể học song ngành không;
  • Kết quả học tập năm 1 từ loại khá trở lên, đây là điều kiện quan trọng mà sinh viên cần đáp ứng, để tránh trường hợp các em bị quá sức, quá tải, rồi học hành sa sút, rớt môn, nợ môn khi học khối lượng kiến thức gấp đôi; Trong trường hợp điểm trung bình tích luỹ năm 1 chỉ đạt mức trung bình nhưng vẫn muốn đăng ký học song ngành, thì sinh viên cần đảm bảo mình đủ điểm chuẩn trúng tuyển ngành 2.

Sau khi đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, sinh viên chỉ cần liên hệ phòng đào tạo của trường để được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và làm các thủ tục theo quy định của trường. Khi học song ngành, nếu ngành 2 có một số môn trùng với ngành 1, thì sinh viên vẫn được lưu giữ kết quả cũ, không cần phải học lại môn đó thêm lần nữa. Đồng thời, nếu sinh viên học song ngành mà không đảm bảo kết quả học tập, chẳng hạn như điểm trung bình tích luỹ ngành 1 bị rớt xuống mức dưới trung bình, thì nhà trường có quyền chấm dứt quyền học song ngành, tức là bắt buộc sinh viên dừng học ngành thứ 2. Vậy bài toán đặt ra là phải làm sao để sinh viên đạt kết quả tốt khi học song ngành?

>> 6 lưu ý khi sinh viên lần đầu làm bài tiểu luận ở đại học

Làm sao để đạt kết quả tốt khi học cùng lúc 2 ngành?

Để đạt kết quả tốt khi học song ngành, sinh viên cần phải tập trung cao độ trong tất cả buổi học, chú ý lắng nghe giảng và ghi chú lại các nội dung quan trọng của bài học, tốt nhất là các em nên vẽ sơ đồ tư duy mind map để dễ dàng hệ thống kiến thức, xâu chuỗi sự tương quan giữa các kiến thức môn học, và tránh bị nhầm lẫn các kiến thức với nhau khi mình phải học cùng lúc nhiều môn hơn mức bình thường. Đồng thời, khi phải học số lượng môn gấp đôi, sinh viên sẽ dễ rơi vào trường hợp nhầm lẫn, hoặc quên mất lịch học, chính vì thế, các em có thể lập thời gian biểu học tập cụ thể hàng tuần, để dễ dàng nắm được hôm nay mình có các buổi nào học trên trường, buổi nào học nhóm, buổi nào tự học bài, ôn bài, làm bài tập ở nhà, hoặc buổi nào có bài kiểm tra quan trọng. Ngoài ra, để đạt kết quả tốt khi học song ngành, thì tất nhiên sinh viên cần phải chăm chỉ, cố gắng, tập trung và nghiêm túc trong suốt quá trình học, phải nỗ lực gấp đôi so với các bạn khác.

Bài viết này đã giúp sinh viên hiểu được học song ngành là gì, có lợi gì, có khó không, đồng thời, nắm được các điều kiện để được đăng ký học song ngành. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Điểm số thực tế khác với kỳ vọng thì phải làm sao?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?