Hướng Nội Có Phải Thường Là Người Hiền Lành, Tốt Bụng?

Hướng nội là một dạng tính cách khá phổ biến, nhằm diễn tả những người không quá hoạt ngôn khi giao tiếp, không thích chia sẻ nhiều về chuyện cá nhân. Thoạt nhìn qua thì chúng ta có thể cho rằng vì sự ít nói ấy nên trông họ có vẻ hiền lành, lành tính. Nhưng liệu quan điểm ấy có thật sự chính xác không, có thể dựa vào tính hướng nội để đánh giá một người không? Hướng nội có phải thường là người hiền lành, tốt bụng không?

>> Trầm tính, ít nói có phải là điểm yếu khi đi làm không?

Đặc điểm của người hướng nội

Trước khi giải đáp vấn đề hướng nội có phải thường là người hiền lành, tốt bụng không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số đặc điểm của người hướng nội. Đầu tiên, họ thường sẽ không thích chốn xô bồ, không thích đám đông có xu hướng khép mình lại, và chỉ tiếp xúc hạn chế với một số người thân quen. Tiếp theo, họ cũng sẽ không quá hoạt bát trong việc giao tiếp, thường sẽ không chủ động bắt chuyện với người lạ, hoặc trong các cuộc hội thoại, họ thường sẽ là người lắng nghe, quan sát, lâu lâu nói 1-2 câu chứ không nói quá nhiều.

Song song đó, người hướng nội thường sẽ có một cuộc sống nội tâm riêng, sâu sắc, có thể họ không nói nhiều, không thể hiện ra bên ngoài nhiều, nhưng họ là người suy nghĩ nhiều, nghĩ thấu đáo và có những sự lựa chọn, quyết định riêng của mình, và thường đó sẽ là những quyết định chính xác. Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rằng mặc dù hướng nội, ít nói, ít giao lưu kết bạn, nhưng họ vẫn có những ưu điểm riêng, vẫn có khả năng hoàn thành tốt công việc khi đi làm, chứ không thể quy chụp rằng hướng nội là những người lập dị, tách biệt, không hoà nhập, khó lòng phát triển sự nghiệp,…

Hướng nội có những ưu và nhược điểm nào?

Trong phần trước, chúng ta đã tìm hiểu kỹ những đặc điểm thường gặp ở người hướng nội, và có một lời khẳng định rằng họ cũng có những ưu điểm riêng, vậy cụ thể đó là những gì? Hãy cùng tìm hiểu xem người hướng nội có những ưu và nhược điểm nào nhé! Xét về ưu điểm, thì họ thường sẽ là người nói ít làm nhiều, có thể họ không hứa hẹn, không vẽ ra những viễn cảnh hoàn hảo, nhưng họ sẽ âm thầm làm, nỗ lực thực hiện và khả năng cao rằng có thể mang lại kết quả khiến mọi người bất ngờ. Họ thường không dành quá nhiều thời gian để giao tiếp, giao lưu kết bạn, gặp gỡ các mối quan hệ, vì đa phần thời gian họ dành cho bản thân, để lắng nghe chính mình, hiểu được mình cần làm gì, trau dồi thêm những gì để hoàn thiện bản thân, và tất nhiên họ sẽ tập trung nỗ lực để rèn luyện những điều ấy, giúp mình ngày càng vững vàng năng lực hơn. Họ có một thế giới riêng, tự vui, tự mừng, tự tạo động lực cho chính mình chứ không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ ai.

Tất nhiên, song song đó, người hướng nội cũng sẽ có những nhược điểm cần phải lưu ý và kiểm soát, tránh để chúng trở nên trầm trọng hơn, gây ra những hậu quả khiến mình khó lòng xử lý. Đầu tiên, với đặc điểm hạn chế giao tiếp, không quá hoạt ngôn khi lần đầu nói chuyện với người lạ, thì đây có thể là rào cản nếu bạn làm các công việc phải thường xuyên trao đổi với khách hàng, đối tác. Tất nhiên, đó chỉ là khó khăn bước đầu, ở giai đoạn khi bạn mới bắt đầu làm việc, còn khi đã tập trung trau dồi bản thân, thì bạn hoàn toàn có thể hoạt ngôn hơn, ít nhất là trong phạm vi công việc. Tiếp theo, người hướng nội thường sẽ ít làm quen kết bạn, đồng nghĩa với việc sẽ có ít mối quan hệ, nhiều khi sau này có những việc khó khăn, cần được giúp đỡ, thì cũng sẽ dễ rơi vào bế tắc, vì quanh đi quẩn lại trong số những người bạn ít ỏi thì chẳng ai có thể giúp được mình. Ngoài ra, hướng nội quá mức cũng có thể khiến bạn trở nên khép nép khi đối mặt với nhà tuyển dụng, không chia sẻ được nhiều thông tin về bản thân, chưa bộc lộ hết các ưu điểm, thì có thể sẽ bị mất cơ hội việc làm.

>> Đừng lấy lý do hướng nội để trốn tránh giao tiếp

Hướng nội thường là người hiền lành, tốt bụng?

Sau khi hiểu rõ những đặc điểm, ưu nhược điểm của người hướng nội, thì chắc hẳn bạn cũng đã có nhiều cơ sở hơn để cùng phân tích và kết luận xem hướng nội có phải thường là người hiền lành, tốt bụng không? Ở người hướng nội, họ sẽ có một số đặc điểm tạo cho mình sự thiện cảm, thấy yên tâm khi làm việc cùng, chẳng hạn như chuyện họ có một cuộc sống nội tâm riêng, không quan tâm tới chuyện xô bồ, chia bè kết phái, họ là người nói ít làm nhiều, không hứa hẹn nhưng vẫn hoàn thành công việc với kết quả tốt, rồi họ cũng là người chịu lắng nghe, chịu khó quan sát khi giao tiếp chứ không nói quá nhiều, chỉ nói một số điều trọng tâm, và đúng sự thật, không quá vẽ vời hoa mỹ.

Chính những nét đặc trưng này đã giúp người hướng nội có được cái nhìn thiện cảm từ những người xung quanh, thậm chí không ít người nhận xét rằng người hướng nội hiền như cục bột, tốt tâm, lành tính. Tuy nhiên, chúng ta không thể kết luận 100% về điều đó, vì hiền lành, tốt bụng là nét tính cách có thể tồn tại ở bất kỳ ai. Nếu khẳng định rằng hướng nội thường là người hiền lành, tốt bụng, thì chẳng lẽ hướng ngoại lại thường là những người mưu kế đa đoan, xấu tính? Vậy để kết luận chính xác hơn, chúng ta cần tìm hiểm xem hiền lành, tốt bụng được đánh giá qua những điều gì?

Hiền lành, tốt bụng được đánh giá qua những điều gì?

Hiền lành, tốt bụng là điều mà chúng ta không thể tự đánh giá về mình, mà phải được sự nhìn nhận khách quan từ những người xung quanh, và đó là một quá trình để họ quan sát, cảm nhận rồi kết luận, chứ không phải chỉ sau 1-2 chuyện là được. Đồng thời, mỗi người cũng có góc nhìn riêng, tiêu chí riêng, và định nghĩa riêng rằng như thế nào là một người hiền lành, tốt bụng. Có thể hướng nội, nhìn thấy hiền hiền, là một trong số các tiêu chí ấy, nhưng chưa đủ để khẳng định một cách chắc chắn, vì chúng ta cũng cần chọn góc nhìn đa chiều hơn, trên nhiều phương diện hơn. Dưới đây là một số điều mà mọi người thường dựa vào để đánh giá về sự hiền lành, tốt bụng của một ai đó:

  • Suy nghĩ tích cực, nghĩ tốt về người khác, không bao giờ nghĩ xấu về ai khi chưa có cơ sở rõ ràng;
  • Thường quan tâm, hỏi han, chủ động giúp đỡ những người xung quanh mà chưa cần họ mở lời;
  • Đối xử với mọi người một cách hoà đồng, công bằng, không thiên vị và không bao che cho hành vi xấu;
  • Toả ra một nguồn năng lượng tích cực, đặc biệt, giúp mọi người xung quanh có thiện cảm và yên tâm;
  • Có trái tim ấm áp, thường là người đáng tin cậy để lắng nghe, chia sẻ, tâm sự và động viên trong cuộc sống;
  • Người có lòng nhân ái, luôn yêu thương, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình;
  • Sống thật thà, có gì nói đó, nói không với sự dối trá, lừa gạt người khác để trục lợi cho bản thân…

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng hướng nội có phải thường là người hiền lành, tốt bụng không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Cách giúp người hướng nội hoà nhập với đồng nghiệp

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?