Khoá Luận Tốt Nghiệp Bắt Buộc Năm Cuối Phải Làm?

Khoá luận tốt nghiệp là một bài luận văn phức tạp, nó khó hơn gấp 2-3 lần so với các bài tiểu luận mà sinh viên từng làm, hơn nữa, bài khoá luận lại còn phải làm 1 mình, chứ không được làm theo nhóm, nên lại càng khiến sinh viên cảm thấy áp lực hơn. Liên quan tới chủ đề này, có một bạn sinh viên hỏi rằng, khoá luận tốt nghiệp là sinh viên năm cuối bắt buộc phải làm đúng không anh? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

Lấy số liệu thực tập để làm khoá luận tốt nghiệp

Thường thì đa số các trường khi mà tới năm cuối sẽ yêu cầu sinh viên đi thực tập để lấy số liệu và từ số liệu ở công ty đó mình sẽ làm thành khoá luận tốt nghiệp để giải quyết những vấn đề mà công ty đang gặp phải, mà liên quan tới phòng ban của mình làm việc. Hồi xưa anh học Marketing, thực tập ở phòng ban Marketing thì mình lấy những số liệu thực tế ở công ty đó, có thể là sẽ không cho mình số liệu đúng 100% đâu, hoặc là không cho mình những số liệu mới nhất, nhưng mà vẫn có những số liệu tương đối để mình có thể dựa vô đó mình so sánh, phân tích để đưa ra giải pháp phù hợp cho hoạt động của phòng Marketing, liên quan tới những kiến thức chuyên ngành mà mình đã học được ở chương trình đại học.

Tức là khoá luận tốt nghiệp đòi hỏi phải xâu chuỗi tất cả những môn học ở chương trình đại học của mình, phải học tốt, phải nắm vững kiến thức của rất nhiều môn chuyên ngành thì mới có thể làm tốt khoá luận tốt nghiệp đó ở năm cuối, mới đạt được điểm số cao, chứ nếu sinh viên học hành lơ mơ, không nắm vững kiến thức mà bây giờ bắt mình ứng dụng những kiến thức đó vô cái phòng ban đó ở công ty đó, thì thật sự nó sẽ rất khó. Lúc đó, sinh viên sẽ bị rối và không biết nên làm như thế nào, nhiều bạn làm đại hoặc lên trên mạng đạo văn, lấy bài của người khác về xào nấu lại thì như vậy nó cũng không có nên.

>> Nộp khoá luận tốt nghiệp trễ deadline có sao không?

Tầm quan trọng của kiến thức chuyên ngành trong khoá luận

Thật ra, sinh viên đi học là học cho bản thân mình, phải biến kiến thức chuyên ngành trở thành của mình, phải nằm ở trong đầu mình, phải cố gắng học tốt, nắm vững kiến thức, áp dụng tốt trong khoá luận tốt nghiệp vào năm cuối, thì mình mới vận dụng được nó cho công việc tương lai, mới tốt cho bản thân mình.

Chứ bây giờ mình tốn thời gian, tốn tiền đóng tiền đi học mà cuối cùng mình chẳng có kiến thức gì hết, không có gì đọng lại trong đầu, tại vì mình đâu có tập trung học, thì như vậy tới khi ra trường nó cũng sẽ rất là uổng. Tự nhiên mình ngồi trên ghế nhà trường 4 năm đại học rồi bây giờ ra trường lại lơ mơ, đi phỏng vấn được hỏi những câu về kiến thức chuyên ngành mình lại trả lời chưa tốt, thì nó sẽ hạn chế cơ hội việc làm của các em.

Khoá luận tốt nghiệp bắt buộc năm cuối phải làm?

Sau khi hiểu rõ về khoá luận tốt nghiệp và tầm quan trọng của nó, thì chúng ta sẽ cùng giải đáp câu hỏi được đặt ra ở đầu bài viết, rằng sinh viên năm cuối có bắt buộc phải làm khoá luận tốt nghiệp không?

Câu trả lời là sẽ tuỳ theo quy định của từng trường, nếu trường yêu cầu sinh viên năm cuối bắt buộc phải làm khoá luận tốt nghiệp thì đương nhiên các em cần làm theo. Tuy nhiên, một số trường có thể sẽ đưa ra những phương án thay thế khác, chứ không phải trường nào cũng đều phải làm khoá luận tốt nghiệp, chẳng hạn như sinh viên năm cuối có thể học những môn thay thế, tức là thay vì mình làm khoá luận, thì mình sẽ học tầm 3-5 môn khác để bù cho bài khoá luận. Hoặc cũng có một số trường sẽ thay đổi thành làm đồ án tốt nghiệp kiểu như mình hay nghe tới cụm từ bảo vệ đồ án.

Tóm lại, việc sinh viên năm cuối có bắt buộc làm khoá luận tốt nghiệp không, hay sẽ được chọn các phương án khác, sẽ tuỳ vào quy định của từng trường đại học. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> 5 lý do khiến khoá luận tốt nghiệp bị trừ điểm

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?