Kỹ Năng Lắng Nghe Là Gì? Cách Trau Dồi Kỹ Năng Lắng Nghe Trong 1 Tuần!

Giao tiếp tốt là chìa khoá giúp bạn mở cánh cửa thành công. Một trong những yếu tố quan trọng để bạn có thể giao tiếp tốt chính là phải có kỹ năng lắng nghe. Khi lắng nghe tốt, thì bạn mới nắm rõ được những nhu cầu, mong muốn và thông điệp của đối phương. Vậy kỹ năng lắng nghe là gì? Làm thế nào để trau dồi kỹ năng lắng nghe?

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Kỹ năng lắng nghe là khả năng nghe, nắm bắt và phân tích thông tin khi giao tiếp, để giúp mình có cách phản hồi phù hợp, giúp cuộc giao tiếp diễn ra một cách thoải mái nhưng vẫn theo đúng hướng mà mình mong muốn. Người có kỹ năng lắng nghe tốt sẽ không bao giờ ngắt lời người khác, đồng thời, giao tiếp với một người biết lắng nghe cũng giúp cho đối phương cảm thấy thoải mái hơn, dễ dàng chia sẻ thông tin hơn.

Đây là một kỹ năng mềm không quá khó để rèn luyện, bất kỳ ai cũng có thể tự trau dồi kỹ năng lắng nghe. Sau khi tìm hiểu kỹ năng lắng nghe là gì, hãy cùng tìm hiểu cách trau dồi kỹ năng lắng nghe trong 1 tuần ở phần tiếp theo nhé!

>> 10 câu hỏi về kỹ năng giao tiếp phổ biến nhất khi phỏng vấn

Cách trau dồi kỹ năng lắng nghe trong 1 tuần

Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng mềm mà bạn có thể tự trau dồi một cách nhanh chóng nhất. Không cần mất quá nhiều thời gian để rèn luyện như kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng làm việc nhóm, bạn chỉ cần tập trung trong 1 tuần thì đã có thể trau dồi kỹ năng lắng nghe rồi. Trong tất cả cuộc giao tiếp trong vòng 1 tuần đó, bạn hãy thử tuân thủ các quy tắc sau:

  • Không ngắt lời đối phương: Hãy để họ nói hết ý, kể hết câu chuyện, truyền tải hết thông điệp rồi mình mới lên tiếng. Cho dù mình có bất kỳ quan điểm trái chiều nào, chưa đồng ý với chỗ nào thì cũng phải chờ người ta nói xong, tuyệt đối không được ngắt lời họ, vì như thế thì vừa bất lịch sự, vừa chứng tỏ bạn không có kỹ năng lắng nghe.
  • Tập trung khi đối phương nói: Đây là phép lịch sự thể hiện việc mình đang tôn trọng đối phương và quan tâm đến những gì họ nói. Đồng thời, đây cũng là yếu tố cơ bản để giúp bạn nắm bắt những gì mà đối phương truyền tải, chứ nếu bạn thiếu tập trung, nghe câu được câu mất, thì chưa thể gọi đó là lắng nghe.
  • Gật đầu nhẹ khi tiếp nhận thông tin: Sẽ có những lúc đối phương chia sẻ hơi dài, để họ biết được rằng bạn đang lắng nghe, thì bạn nên gật đầu nhẹ khi tiếp nhận thông tin. Đây cũng là điều mà người có kỹ năng lắng nghe tốt thường thực hiện đấy.
  • Ghi nhớ và phân tích thông tin: Đây là điều được đánh giá là khó hơn những điều trước, nhưng bạn vẫn có thể rèn luyện được. Trong các cuộc giao tiếp mà đối phương chia sẻ nhiều thông tin, thì bạn cần phải cố gắng ghi nhớ, xâu chuỗi thông tin, phân tích chúng, để đảm bảo mình đã hiểu rõ, hiểu đúng ý của họ. Đây gọi là lắng nghe và thấu hiểu. Từ đó, bạn sẽ có được cách phản hồi phù hợp và sẽ được đánh giá là người có kỹ năng lắng nghe tốt.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về kỹ năng lắng nghe và biết các quy tắc để tự trau dồi kỹ năng mềm quan trọng này. Hãy bắt đầu ngay hôm nay, sau một tuần nhìn lại, chắc chắn kỹ năng lắng nghe của bạn đã được cải thiện rất nhiều rồi đấy. Chúc bạn thành công!

>> Cách tự rèn luyện kỹ năng xử lý từ chối

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Khi Có Mục Tiêu Rõ Ràng, Bạn Sẽ Làm Được Rất Nhiều Điều

Mỗi Ngày Chỉ Cần Tốt Hơn 1%, Bạn Sẽ Tiến Bộ Rất Nhiều

Học Tập & Làm Việc Ở Nước Ngoài Có Phải Ước Mơ Xa Vời?