Làm Sao Để Sinh Viên Ra Trường Trở Thành Người Tử Tế?

Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được ba mẹ dạy rằng phải làm người đàng hoàng, tử tế, và hầu như ai cũng muốn mình sẽ trở thành người tử tế, lương thiện, chứ không muốn gây chuyện, xích mích hay gây hại gì cho người khác. Để trở thành người tốt, đó là cả một quá trình rèn luyện về nhiều khía cạnh, phải vững vàng, kiên định cho dù gặp phải bất kỳ thách thức, khó khăn hay cám dỗ nào. Vậy làm sao để sinh viên ra trường trở thành người tử tế? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Giá trị bản thân là gì, làm sao để được mọi người công nhận?

Chín chắn hơn trong suy nghĩ & tư duy

Người tử tế phải bắt nguồn từ việc tử tế trong suy nghĩ và tư duy. Khi còn nhỏ, các bạn học sinh, sinh viên thường có những suy nghĩ bộc phát, bồng bột, khi các em còn chưa chân nhắc kỹ lưỡng. Đó là điều bình thường, là sự ngây thơ, vô tư của trẻ con, nhưng khi chúng ta lớn lên, khi đã là sinh viên sắp ra trường, thì các em cần phải dần thay đổi, sao cho mình chín chắn hơn trong suy nghĩ và tư duy.

Khi đứng trước bất kỳ sự việc, vấn đề hay thách thức nào trong học tập, công việc & cuộc sống, thì mình cũng phải tập cách suy nghĩ kỹ lưỡng, khách quan, cân nhắc trên nhiều khía cạnh, đảm bảo rằng mình đánh giá vấn đề một cách chính xác, công tâm nhất, thì sẽ tăng khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp tình hợp lý, tránh xa việc quyết định một cách cảm tính rồi vô tình gây hại, gây bất lợi hoặc ảnh hưởng không tốt tới những người xung quanh.

Cân nhắc kỹ đúng – sai trước khi hành động

Mỗi ngày trôi qua, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều việc, nhiều khi mình vô tư quá tới nỗi hành động một cách bản năng, chưa cân nhắc kỹ, rồi vô tình có những hành vi không đúng mực, khiến người khác hiểu lầm rồi đánh giá rằng các em không phải người tử tế.

Nếu không muốn viễn cảnh ấy xảy ra trong tương lai, thì sinh viên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy luôn ý thức và cân nhắc kỹ đúng – sai trước khi hành động, chưa suy nghĩ xong thì chưa làm, vội quá không kịp nghĩ thì khoan làm, khi nghĩ thấy hành vi ấy sai trái, không hợp lý thì không làm, chỉ duy nhất khi đã cân nhắc kỹ, và thấy đó là điều đúng, hợp tình hợp lý, thì các em mới làm. Nghe qua có vẻ khá phức tạp và nhức đầu, nhưng chỉ cần tóm gọn trong 1 điều, đó là trước khi làm gì cũng phải nghĩ kỹ, phân biệt đúng sai, và chỉ làm những điều đúng, nói không với những điều sai trái, kỳ cục.

>> Luôn thông cảm cho người khác có thiệt thòi cho bạn không?

Dù có chuyện gì xảy ra thì phải luôn hành xử đúng mực

Dù mình có đang bị rơi vào hoàn cảnh khó khăn, bất lực, cấp bách, thì cũng phải luôn hành xử đúng mực, thì mới có thể trở thành người tử tế. Chẳng hạn như gần tới kỳ thi, sinh viên vẫn chưa ôn tập xong, thay vì nghĩ tới chuyện chép phao, gian lận thi cử, thì các em hãy bước vào phòng thi một cách đàng hoàng, tử tế, mình hiểu bài tới đâu thì làm tới đó, để điểm số phản ánh đúng năng lực của mình, và cũng để bản thân mình hành xử đúng mực hơn, sau này còn làm người tử tế.

Hoặc khi đi làm, cho dù công việc áp lực tới đâu, deadline dí thế nào, thì các em hãy luôn hành xử đúng mực, không được có những hành vi gian lận, không được cướp công, giành giật KPI của người khác, dù với bất kỳ lý do gì hay tình huống thế nào, thì hãy luôn nhớ rằng cái gì không phải của mình thì không lấy, cũng không giành giật, khi mình có làm thì mới có ăn, đừng  nghĩ tới chuyện gian lận hoặc đụng chạm vào miếng ăn của người khác, như thế mới trở thành người tử tế được.

Dù người khác làm gì sai với mình, thì vẫn tử tế với họ

Cuối cùng, sinh viên nếu muốn ra trường làm người tử tế thì cần lưu ý thêm 1 điều rằng dù người khác làm gì sai với mình, thì các em vẫn cần đối xử tử tế với họ, giữ bình tĩnh, giao tiếp lịch sự, đàng hoàng, không được nóng tính, động tay động chân, đánh nhau hoặc chửi bới đối phương, vì như thế thì tự dưng hình ảnh của mình cũng xấu đi, trở thành người không tử tế trong mắt những người xung quanh.

Đồng thời, các em càng không được nghĩ tới chuyện trả thù, trả đũa đối phương kiểu như “ăn miếng trả miếng’, vì như thế sẽ khiến mâu thuẫn ngày càng tăng cao hơn, mà đó cũng là quan điểm của người không đàng hoàng, chứ người tử tế chẳng ai làm như thế. Khi người khác làm sai với mình, mà các em vẫn tử tế với họ, thì đó mới là một đòn chí mạng đánh thẳng vào tâm lý, vào lòng tự trọng của họ, sẽ làm họ tự giác nhận ra lỗi sai, tự cảm thấy áy náy và tự có phương án xin lỗi hoặc bù đắp cho các em, chứ mình cũng chẳng cần phải trả đũa hay phản kháng gì.

Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng làm sao để sinh viên ra trường trở thành người tử tế? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Giận quá mất khôn và những tác hại nó gây ra cho bạn

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Khi Có Mục Tiêu Rõ Ràng, Bạn Sẽ Làm Được Rất Nhiều Điều

Mỗi Ngày Chỉ Cần Tốt Hơn 1%, Bạn Sẽ Tiến Bộ Rất Nhiều

Học Tập & Làm Việc Ở Nước Ngoài Có Phải Ước Mơ Xa Vời?