Khi đi làm, chắc hẳn bạn sẽ muốn mình có kết quả công việc tốt, hoàn thành được hết toàn bộ khối lượng công việc đúng deadline. Để làm được điều này, đòi hỏi bạn phải cực kỳ tập trung trong công việc, không được làm việc qua loa cho xong, càng không được để xảy ra sai sót trong công việc. Bên cạnh đó, còn có 2 yếu tố quyết định nhiều đến kết quả công việc, đó chính là sự chăm chỉ và xử lý công việc thông minh. Vậy bạn đang làm việc chăm chỉ hay làm việc thông minh?
>> Công ty dựa vào các tiêu chí nào để xét tăng lương cho nhân viên?
Bạn có phải người làm việc chăm chỉ?
Làm việc chăm chỉ là một phẩm chất tốt, đó là điều ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng làm được. Khi lựa chọn ứng viên, nhà tuyển dụng cũng sẽ có thiện cảm hơn với những ai đáp ứng tiêu chí chăm chỉ, siêng năng trong công việc. Chưa cần bạn phải quá thông minh, tài giỏi, chỉ cần bạn chăm chỉ thì cũng đã giúp nhà tuyển dụng sẵn lòng đặt niềm tin vào bạn rồi.
Khi đi làm, những nhân viên chăm chỉ thường sẽ hoàn thành đầy đủ công việc được giao, đúng deadline. Đặc biệt, khi khối lượng công việc càng nhiều thì họ lại càng siêng năng hơn, nỗ lực hết mình để hoàn thành chúng, không ngại phải làm thêm giờ buổi tối hay cuối tuần. Nếu cấp dưới của mình là một nhân viên chăm chỉ, thì bạn cũng sẽ hoàn toàn yên tâm rằng họ sẽ không bao giờ bỏ sót công việc, và bạn cũng chẳng phải mất công quản lý, giám sát, vì bản thân họ sẽ luôn tự giác làm việc, không làm việc riêng, không đi trễ về sớm.
Bạn có phải người làm việc thông minh?
Làm việc thông minh chính là một điểm mạnh giúp bạn trở thành ngôi sao sáng trong công ty, tức là nó sẽ góp phần rất lớn giúp bạn luôn hoàn thành tốt công việc và giữ vững phong độ làm việc. Những người làm việc thông minh sẽ thường có tốc độ xử lý công việc nhanh hơn, đảm bảo chất lượng công việc ổn định và hầu như sẽ không mắc phải sai sót trong công việc.
Người làm việc thông minh sẽ luôn suy nghĩ, lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi làm bất kỳ công việc gì, để chọn ra cách xử lý công việc tối ưu nhất. Họ sẽ không ngại nhận những thử thách mới, những công việc phức tạp, thậm chí những công việc họ chưa từng làm trước đây, vì họ có khả năng làm việc thông minh, có khả năng tìm ra cách giải quyết công việc tối ưu nhất. Nếu cấp dưới của mình là người làm việc thông minh, thì bạn sẽ luôn yên tâm mỗi khi giao những công việc phức tạp cho họ, vì cho dù công việc có khó đến mấy, thì họ vẫn sẽ đảm bảo kết quả công việc tốt và kịp deadline. Họ cũng sẽ thường xuyên đưa ra quan điểm, sáng kiến, để giúp công việc được hoàn thành tốt hơn.
>> 4 cách giúp bạn tỉnh táo và tập trung làm việc
Làm việc chăm chỉ hay làm việc thông minh?
Như đã phân tích ở những phần trên, cả chăm chỉ và thông minh đều là những tiêu chí cực kỳ quan trọng để giúp bạn thành công trong công việc. Vậy để trở thành một nhân viên nổi bật trong công ty, một ứng cử viên sáng giá khi công ty muốn đề xuất thăng tiến, thì bạn cần phải cố gắng trau dồi bản thân để đáp ứng tốt cả 2 tiêu chí này. Nếu thiếu đi 1 trong 2, bạn vẫn sẽ là một nhân viên giỏi, vẫn sẽ hoàn thành trọn vẹn những công việc được giao, nhưng hành trình thăng tiến của bạn sẽ chậm hơn, sẽ phải nhường bước cho những ai vừa làm việc chăm chỉ vừa làm việc thông minh.
Vì sao lại như thế? Vì nếu bạn làm việc chăm chỉ, nhưng chưa biết cách lên kế hoạch làm việc thông minh, thì thật sự bạn sẽ hoàn thành công việc ở mức độ khá tốt, nhưng chưa đủ xuất sắc để cấp trên phải wow, đồng thời, bạn cũng sẽ chật vật, khó khăn và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành những việc được giao. Ngược lại, nếu bạn làm việc thông minh, nhưng thiếu đi sự chăm chỉ, thì cấp trên sẽ đánh giá rằng bạn chưa thật sự tâm huyết với công việc, chưa yên tâm khi giao cho bạn một khối lượng công việc lớn. Tóm lại, để có kết quả công việc tốt và gia tăng cơ hội thăng tiến, thì bạn cần phải kết hợp giữa làm việc chăm chỉ và làm việc thông minh. Hãy cố gắng trau dồi những tiêu chí này nhé. Chúc bạn thành công!
>> 3 cách giúp bạn lấy lại cảm hứng làm việc
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.