Luôn Miệng Than Vãn Khi Đi Làm Thì Khi Nào Mới Thành Công?

Khi bắt đầu đi làm, sinh viên mới ra trường sẽ cực kỳ hào hứng, mỗi ngày đi làm mình học hỏi được rất nhiều điều, cảm giác mỗi ngày đi làm là một ngày vui, xem công ty như ngôi nhà thứ 2 của mình. Nhưng sau một thời gian, sau khi đã đi làm lâu năm thì cảm giác đó sẽ dần phai nhạt, có thể bạn sẽ thấy công việc cứ lặp đi lặp lại hoài, nhàm chán, mà áp lực công việc lại ngày càng nhiều, sếp khó tính,… khiến bạn thấy mệt mỏi và luôn miệng than vãn, cứ gặp đồng nghiệp là lại nói điều tiêu cực. Đó là điều không nên, nếu luôn miệng than vãn khi đi làm thì khi nào mới thành công?

>> Cách kỷ luật bản thân giúp bạn tăng khả năng thành công

Đi làm có áp lực thì mới có thành công

Không có thành công nào đến dễ dàng, muốn thành công khi đi làm, thì bạn phải chấp nhận đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách và phải đủ bản lĩnh để vượt qua chúng. Thật vậy, đi làm có áp lực thì mới có thành công, chính những áp lực ấy sẽ tạo thành động lực để bạn cố gắng hơn, làm việc nghiêm túc hơn, mang lại kết quả công việc tốt hơn. Bên cạnh đó, bất kỳ công việc nào cũng có áp lực, cũng có những đầu việc cần lặp đi lặp lại, vốn dĩ những điều đó đã nêu rõ trong mô tả công việc rồi, và càng làm nhiều thì bạn sẽ càng lên tay, càng thạo việc, càng giỏi hơn, nâng cao năng lực làm việc của chính mình, từ đó, giúp bạn tăng cơ hội chạm tay tới thành công, gặt hái được nhiều thành tựu trong công việc.

Than vãn không giúp bạn giảm bớt áp lực công việc

Đứng trước nhiều áp lực trong công việc như thế, một số người đã vô tình bị lậm vào việc than vãn, cứ mỗi khi thấy mệt mỏi, thấy stress vì công việc, thì lại ngay lập tức buông lời than vãn với đồng nghiệp xung quanh, khiến mọi người bị tuột mood theo, hoặc là cùng nhau hùa vào thanh vãn chung. Nhưng thật ra than vãn không giúp bạn giảm bớt áp lực công việc, nó chỉ khiến bạn nói ra cho nhẹ lòng một chút, chứ công việc thì vẫn còn ở đó, vẫn đang chờ bạn bắt tay vào làm thì mới hoàn thành được, và những trách nhiệm bạn phải chịu nếu xảy ra sai sót trong công việc cũng vẫn còn tồn tại, chứ than vãn không giúp bạn giảm tải bớt áp lực và trách nhiệm đâu. Nếu bạn làm việc chưa tốt, kết quả làm việc tệ, để xảy ra sai sót, thì cho dù bạn có than vãn, có kể lể này kia, thì cũng chẳng ai thông cảm được, chẳng có tác dụng gì.

>> 8 áp lực công việc bạn phải đối mặt khi đi làm kiếm tiền

Than vãn khi đi làm không giúp công việc trở nên thú vị hơn

Rồi cũng có nhiều trường hợp nhân viên than vãn vì công việc chán, lặp đi lặp lại mỗi ngày, không có gì mới mẻ, chẳng có gì thú vị… nhưng thật ra than vãn cũng không giúp công việc trở nên thú vị hơn. Yếu tố quyết định xem công việc thú vị hay không chính là góc nhìn của bạn, bạn nhìn nhận dưới góc nhìn tích cực, chủ động tìm kiếm những điểm hay trong công việc, vừa làm vừa trau dồi năng lực bản thân, nhận thêm những nhiệm vụ mới để tăng thêm thử thách, thì bạn sẽ thấy công việc đó thú vị và luôn có những điều mới mẻ. Ngược lại, nếu bạn khép mình lại, đi làm mà không dám nhận nhiệm vụ mới, thường xuyên đùn đẩy trách nhiệm cho đồng nghiệp khác, thì tất nhiên bạn sẽ mãi mãi làm những đầu việc đơn giản, lặp đi lặp lại, với góc nhìn và tư duy như thế thì bạn sẽ thấy công việc nhàm chán. Lúc đó, thay vì than vãn, thì bạn hãy thay đổi góc nhìn của bản thân, chủ động làm việc và nhận thêm nhiệm vụ mới khi đi làm.

Luôn miệng than vãn khi đi làm thì khi nào mới thành công?

Luôn miệng than vãn khi đi làm không giúp bạn giảm bớt áp lực, cũng chẳng khiến công việc trở nên thú vị hơn, trái lại, chính tư duy tiêu cực ấy đang ngăn cản bạn chạm tay tới thành công trong tương lai, khiến bạn bị chững lại, công việc chểnh  mảng, thậm chí còn đi thụt lùi so với đồng nghiệp xung quanh. Vậy mà có một số người dù đã đi làm lâu năm vẫn chưa nhận ra được điều này, liên tục than vãn khi đi làm, mang đến không khí nặng nề và năng lượng tiêu cực cho đồng nghiệp, thậm chí còn chuyển từ than vãn sang nói xấu sếp, nói xấu công ty nữa. Đó là một tư duy tiêu cực, và hành động than vãn, nói xấu công ty cũng là điều không tốt, nếu bị phát hiện thì nhiều khi bạn còn bị mất việc luôn.

Vậy thì ngay từ lúc này, bạn hãy gạt bỏ tư duy tiêu cực ấy, bớt than vãn khi đi làm, hãy nhìn vào mặt tích cực, tập cách hài lòng và hạnh phúc với những gì mình đang có, nhất là trong công việc, hãy tập trung hoàn thành tốt công việc, sãn sàng đón nhận nhiệm vụ mới, chủ động học hỏi, mang lại cho mình những điều mới mẻ. Lúc ấy, chắc chắn bạn sẽ luôn duy trì được cảm hứng làm việc, giữ vững phong độ làm việc ổn định và bản thân mình cũng sẽ tiến bộ rất nhiều, nâng cao năng lực làm việc và gặt hái được nhiều thành công trong tương lai. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Sức mạnh của sự chăm chỉ – Vươn tới thành công từ trang giấy trắng

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Làm Sao Để Tạo Được Nhiều Giá Trị Trong Công Việc?

Chuyển Sang Làm 1 Công Việc Hoàn Toàn Mới, Nên Hay Không?

Vì Sao Thử Việc Bằng 85% Lương Chính Thức, Có Thấp Quá Không?