Mặc dù đã được tiếp xúc với môn Tiếng Anh từ hồi cấp 1, cấp 2, tức là đã có khoảng 10 năm đồng hành cùng môn học này, nhưng không ít sinh viên vẫn chưa nắm được căn bản, hay thậm chí là bị mất gốc. Điều này đã khiến các em cực kỳ lo ngại, hoang mang, sợ rằng khi lên đại học sẽ kéo theo nhiều hệ quả tiêu cực. Có một bạn tân sinh viên thắc mắc rằng “Em bị mất gốc Tiếng Anh, lên đại học có bị ảnh hưởng gì nhiều không ạ?” – Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
>> Học Tiếng Anh kiểu mì ăn liền có hiệu quả không?
Chương trình đại học có sử dụng Tiếng Anh nhiều không?
Trước khi giải đáp băn khoăn rằng mất gốc Tiếng Anh lên đại học có ảnh hưởng gì không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem chương trình đại học thông thường có sử dụng Tiếng Anh nhiều không? Nếu ở thời điểm 15-20 năm trước, thì câu trả lời là không, tuy nhiên, với thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay, bắt đầu hội nhập mạnh mẽ từ năm 2010 tới nay, thì thật sự Tiếng Anh đã ngày càng trở nên quan trọng hơn khi đi làm, với rất nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, mang theo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho những ai giỏi Tiếng Anh, tự tin về năng lực ngoại ngữ.
Thực trạng này cũng kéo theo việc nhiều trường đại học đã đổi mới chương trình học, cập nhật thêm nhiều yếu tố chuyên môn, nâng cao trong môn Tiếng Anh chuyên ngành, thậm chí một số trường đại học còn thiết kế riêng chương trình đào tạo song ngữ, hoặc 100% sử dụng Tiếng Anh để đào tạo sinh viên với chuẩn đầu ra tối ưu nhất, vừa vững kiến thức chuyên ngành, vừa thành thạo ngoại ngữ, trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Mất gốc Tiếng Anh lên đại học có ảnh hưởng gì không?
Sau khi tìm hiểu các thông tin ở phần trước, chúng ta sẽ kết luận được rằng nếu sinh viên theo học chương trình đào tạo quốc tế, thì sẽ sử dụng Tiếng Anh rất nhiều trong suốt quá trình học tập, những bạn nào chưa nắm vững căn bản, thậm chí còn bị mất gốc Tiếng Anh thì sẽ khó lòng xoay sở, không thể tiếp thu kiến thức, nhiều khi nghe giảng hay đọc tài liệu cũng không hiểu gì vì có quá nhiều từ vựng mà mình không biết. Đồng thời, các trường đại học đào tạo theo chương trình quốc tế 100% Tiếng Anh thường cũng sẽ quy định chuẩn đầu vào, sinh viên mất gốc nếu muốn vào học phải ôn luyện sao cho lấy lại căn bản, đáp ứng đủ mức điểm tiêu chuẩn.
Còn nếu sinh viên học chương trình thông thường, thì hiện tại các trường đại học cũng lồng ghép nhiều kiến thức nâng cao trong môn Tiếng Anh chuyên ngành, và những môn học còn lại cũng sẽ có nhiều thuật ngữ chuyên ngành bằng Tiếng Anh, đòi hỏi sinh viên phải có nền tảng tốt thì mới tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc nếu sinh viên mất gốc Tiếng Anh thì sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình học tập ở đại học.
>> Lớp giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên học phí bao nhiêu?
Sinh viên bị mất gốc Tiếng Anh ở mức độ nào?
Sau khi nắm được rằng chương trình đại học hiện nay sử dụng Tiếng Anh khá nhiều, và mất gốc Tiếng Anh lên đại học có ảnh hưởng gì không, thì những bạn sinh viên còn đang chưa vững nền tảng Tiếng Anh chắc hẳn đang khá hoang mang, nhưng thay vì hoang mang, lo lắng, thì chúng ta hãy cùng tìm cách giải quyết, trước tiên, hãy xác định xem mình đang bị mất gốc Tiếng Anh ở mức độ nào?
Tuỳ theo mỗi mức độ khác nhau thì sự nghiêm trọng sẽ khác nhau, kéo theo các giải pháp khắc phục cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như sinh viên chỉ mất gốc Tiếng Anh ở mức độ nhẹ thôi, thì chuyện ôn luyện để lấy lại căn bản sẽ đơn giản hơn, mất ít thời gian hơn. Tuy nhiên, với trường hợp sinh viên bị mất gốc Tiếng Anh một cách trầm trọng, học xong quên luôn, chẳng đọng lại kiến thức gì trong đầu, hoặc vốn dĩ từ nhỏ đã không thích môn học này, không chịu học đàng hoàng, nên bây giờ trình độ Tiếng Anh rất tệ, hầu như không nắm được gì, thì thật sự đây là một thử thách khó cho các em khi phải vừa trau dồi ngoại ngữ từ con số 0, vừa phải tập trung học tốt các môn chuyên ngành khác. Vậy làm sao để tân sinh viên củng cố nền tảng Tiếng Anh trước khi nhập học để bước đầu giải quyết tình trạng mất gốc?
Làm sao để tân sinh viên củng cố nền tảng Tiếng Anh?
Học Tiếng Anh nói riêng và học ngoại ngữ nói chung là một quá trình không ngừng nỗ lực, cố gắng, chứ không thể giỏi ngay, hoặc lấy lại căn bản ngay trong thời gian ngắn. Nếu các em thấy một số trung tâm Anh Ngữ quảng cáo ràng sẽ lấy lại căn bản, trị mất gốc cấp tốc, thì đó chỉ là những giải pháp chữa cháy tạm thời, để mình có thể thi Tiếng Anh đầu vào đạt kết quả tốt, hoặc thi lấy chứng chỉ Tiếng Anh cơ bản cho những nhu cầu tức thời, chứ không phải là giải pháp giúp mình có thể củng cố nền tảng một cách vững chắc.
Thay vào đó, tân sinh viên cần hiểu rằng trong thời gian gấp rút trước khi nhập học, chẳng hạn như chỉ còn vỏn vẹn 2-3 tháng, thì đây là thời điểm mình cố gắng tới đâu hay tới đó, nỗ lực dành thời gian, công sức để củng cố nền tảng Tiếng Anh được càng nhiều càng tốt, trong khả năng của mình, còn chuyện giỏi hay thành thạo Tiếng Anh sẽ là câu chuyện của tương lai, của cả một quá trình nếu như mình vẫn nghiêm túc và kiên trì theo đuổi. Hiện tại, hãy tập trung 100% và dành thời gian, nỗ lực để ôn luyện Tiếng Anh một cách nghiêm túc, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, miễn sao các em thật sự nỗ lực và nghiêm túc trong giai đoạn này, ít ra thì mình cũng lấy lại được kiến thức căn bản, rồi sau này vào học chính thức sẽ tiếp tục trau dồi thêm, sinh viên có thể vừa học trên trường, vừa dành thời gian luyện thêm Tiếng Anh cũng được.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng mất gốc Tiếng Anh lên đại học có ảnh hưởng gì không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Nói Tiếng Anh bập bẹ có bị người nước ngoài cười không?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.