Mệt Mỏi, Uể Oải Vì Dậy Sớm Mỗi Buổi Sáng Thì Phải Làm Sao?

Hôm nay lại là thứ 2 rồi sao, ngày nào cũng phải dậy sớm đi học/đi làm mệt ghê,… đây là những câu than thở khá quen thuộc của chúng ta mỗi khi phải dựng đầu dậy khi nghe tiếng báo thức buổi sáng. Vì trách nhiệm đi học/đi làm mà tự dưng mình thấy mệt, thấy khổ thân ghê, đang ngủ ngon giấc trong chăn ấm nệm êm mà phải lật đật dậy sửa soạn, ăn sáng, để đi học/đi làm kịp giờ, rồi khi đến lớp/đến công ty bạn cũng cảm thấy uể oải, thiếu sức sống. Vậy mệt mỏi, uể oải vì dậy sớm mỗi buổi sáng thì phải làm sao? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời điểm qua một số cách khắc phục nhé!

>> Hãy bỏ ngay thói quen đi trễ, giờ dây thun

1. Ngủ sớm để không mệt mỏi khi dậy sớm

Giải pháp đầu tiên và khá đơn giản để bạn không cảm thấy mệt mỏi khi dậy sớm chính là hãy đi ngủ sớm vào tối hôm trước, đừng thức quá khuya, vì điều đó vừa không tốt cho sức khoẻ, vừa rủi ro dậy trễ, cảm thấy uể oải vào sáng hôm sau. Đây là điều mà hầu như ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng làm được, nhất là khi thức khuya đã trở thành một thói quen từ lâu, nhiều khi bạn cũng có ý định ngủ sớm, nhưng rồi lại loay hoay làm này làm kia, bấm điện thoại, xem phim, nằm suy nghĩ mông lung, tới tận khuya mới chịu ngủ. Một khi đã là thói quen khó bỏ, thì tất nhiên bạn sẽ không thể ép mình phải thay đổi ngay lập tức, thay vào đó, bạn có thể tập làm quen từ từ, mỗi tuần ráng ngủ sớm hơn một chút, lâu dần sẽ trở thành thói quen. Chẳng hạn như bạn đang quen ngủ lúc 12h đêm, thì có thể sớm lên dần dần thành 11h45, 11h30, 11h15, khi bạn kiên trì và đủ quyết tâm thì bạn sẽ làm được.

2. Ngủ đủ giấc, không ngủ nướng buổi sáng

Trái ngược với chuyện thức khuya, dậy sớm, khiến bạn không ngủ đủ giấc, thì cũng có một trường hợp khác chính là quá đam mê ngủ, lúc nào rảnh ra một tí thì nghĩ ngay tới chuyện đi ngủ, tranh thủ chợp mắt, và phổ biến nhất là chuyện ngủ nướng buổi sáng, cố gắng nướng nhiều nhất có thể, tới khi sát nút, sát giờ đi học/đi làm mới lật đật dậy trong một trạng thái mệt mỏi, uể oải dù thực tế lúc đó không còn sớm nữa, nhưng đó vẫn được xem là dậy sớm đối với những ai có thói quen ngủ nướng. Mặc dù càng ngủ nhiều bạn càng cảm thấy sung sướng, thoải mái, cho rằng điều đó cũng tốt cho sức khoẻ, nhưng thật ra khi có thói quen ngủ quá nhiều, ngủ nướng buổi sáng thì lại càng khiến bạn thấy mệt mỏi, uể oải nhiều hơn khi phải dựng đầu dậy sớm mỗi ngày. Vậy để khắc phục cảm giác mệt mỏi ấy, thì bạn cần phải dần thay đổi lại quan điểm và thói quen của mình, đừng quá lạm dụng chuyện ngủ nghỉ, thay vào đó, hãy chỉ ngủ đủ giấc khoảng 8 tiếng/ngày thôi, đừng ngủ quá nhiều, hãy dành thời gian còn lại cho những chuyện khác nữa.

>> Cách vượt qua tiết học buổi sáng thuận lợi và hiệu quả

3. Kiểm soát đồng hồ sinh học để tránh mệt mỏi khi dậy sớm

Một giải pháp khác giúp bạn tránh cảm giác mệt mỏi khi dậy sớm mỗi sáng chính là hãy kiểm soát đồng hồ sinh học của bản thân. Ngủ đúng giờ, đủ giấc, sắp xếp thời gian ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi sao cho khoa học, hợp lý, tránh để các hoạt động khác khiến mình bị quá sức, gây xáo trộn giờ giấc sinh học. Nếu thấy bản thân mình đang hơi lao lực, học tập, làm việc quá nhiều, thậm chí áp lực tới nỗi mất ăn mất ngủ, thì bạn cần phải nhanh chóng thay đổi, khắc phục, đừng để tình trạng này kéo dài quá lâu, sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn cả chuyện mệt mỏi khi dậy sớm.

4. Lưu ý sức khoẻ, đảm bảo năng lượng mỗi buổi sáng

Sức khoẻ là tài sản vô giá, khi bạn khoẻ mạnh, thì sẽ luôn trong trạng thái tươi tỉnh, tràn đầy năng lượng, không bị rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải khi dậy sớm mỗi buổi sáng nữa. Ngược lại, nếu bạn lao đầu vào học tập, làm việc quá sức, tới nỗi bỏ rơi sức khoẻ, không quan tâm tới sức khoẻ của mình, thì nó sẽ dần bị suy kiệt, khi bạn đuối sức, đổ bệnh, thì sẽ phải tạm dừng hết mọi chuyện khác, cuối cùng lại càng tệ hơn. Vì thế, để khắc phục tình trạng mệt mỏi khi dậy sớm, và để duy trì sức khoẻ bản thân, thì bạn hãy lưu ý tránh học tập, làm việc quá sức, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý, đồng thời, cố gắng trích một phần thời gian mỗi ngày để tập luyện thể dục thể thao nhé.

>> 5 thói quen buổi sáng giúp bạn thành công

5. Thức dậy sớm với tinh thần sảng khoái, hào hứng

Dậy sớm để thành công là một câu nói rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được toàn bộ ý nghĩa của nó, thậm chí có nhiều người còn lấy câu này ra để đùa vui, nói cho vui miệng, không quan tâm rằng nó đang ám chỉ điều gì. Thật ra, đây là một câu nói truyền cảm hứng, tạo động lực, nhằm khuyến khích mọi người cố gắng dậy sớm, giúp củng cố động lực và hào hứng hơn vào mỗi buổi sáng, rằng cứ mỗi lần mình dậy sớm, thì mình sẽ có nhiều thời gian hơn để làm những điều hữu ích cho bản thân, đồng thời, khi có năng lượng dồi dào vào đầu ngày mới, thì bạn cũng sẽ học tập và làm việc hiệu quả hơn, gặt hái được kết quả tốt hơn và tăng khả năng thành công trong tương lai. Tất nhiên, tinh thần sảng khoái, hào hứng ấy cũng sẽ giúp bạn xua tan đi sự mệt mỏi, uể oải mỗi khi phải thức dậy sớm.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng mệt mỏi, uể oải vì dậy sớm mỗi buổi sáng thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Làm gì vào mỗi buổi sáng để khởi đầu ngày mới thuận lợi?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Sinh Viên Bảo Lưu Vì Bị Ốm Nhập Viện Có Được Không?

Học Kế Toán Làm Kinh Doanh Quốc Tế Có Được Không?

Có Cần Nộp Kèm Bằng Tiếng Anh Khi Xin Việc Không?