Công việc phát triển chuyên môn là điều mà khá nhiều người quan tâm, kể cả sinh viên mới ra trường và người đã đi làm lâu năm. Chuyên môn thường được gọi với 1 thuật ngữ khác là kỹ năng cứng (hard skill). Vậy còn kỹ năng mềm (soft skill) thì sao? Nếu phải lựa chọn giữa công việc giúp mình phát triển nhiều về chuyên môn, nhưng không cải thiện kỹ năng mềm, thì nên cân nhắc thế nào, đâu là điều quan trọng hơn?
>> 5 cuốn sách hay giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm
Mới ra trường cần chuyên môn hay kỹ năng mềm?
Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc, vũ khí để các em cạnh tranh khi ứng tuyển chính là kiến thức chuyên ngành và kỹ năng mềm. Kiến thức thì ở trường đại học đã dạy cho mình rồi, bạn nào chăm chỉ, cố gắng học tập thì khả năng cao rằng đã nắm vững kiến thức chuyên ngành và biết cách ứng dụng vào công việc thực tế. Còn kỹ năng mềm thì sinh viên phải tự trau dồi thêm thông qua việc sinh hoạt CLB, tham gia các hoạt động, phong trào của trường và đi làm thêm, chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm.
Tức là khi mới ra trường xin việc thì kỹ năng mềm là điều mà sinh viên nhất định cần phải có để tăng cơ hội trúng tuyển, được chọn vào công ty làm việc, còn các yếu tố chuyên môn, các kỹ năng cứng liên quan tới công việc thì các em có một ít thôi cũng được, khi vào làm việc rồi thì sẽ nâng cao dần lên. Còn chuyện nên chọn công việc phát triển chuyên môn hay kỹ năng mềm đối với sinh viên mới ra trường thì các em sẽ chưa có sự chủ động trong việc chọn lựa, mà đơn giản rằng mình thấy công việc nào vừa sức, phù hợp với định hướng chuyên ngành thì apply trước. Đồng thời, khi bản thân còn nhiều điều cần trau dồi thì các em vào làm công việc nào cũng sẽ học hỏi, phát triển được nhiều, kể cả về chuyên môn lẫn kỹ năng mềm, miễn sao mình chăm chỉ, cố gắng và nghiêm túc làm việc là được.
>> 5 kỹ năng mềm giúp bạn tăng cơ hội thành công trong tương lai
Nên chọn công việc phát triển chuyên môn hay kỹ năng mềm?
Đối với người đã đi làm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm làm việc và tự tin về năng lực bản thân, thì lúc này bạn có quyền chủ động hơn trong việc cân nhắc, lựa chọn xem công việc nào mình sẽ ưu tiên apply, lúc này sẽ đứng trước câu hỏi rằng nên chọn công việc phát triển chuyên môn hay kỹ năng mềm?
Cả kỹ năng cứng (chuyên môn) lẫn kỹ năng mềm đều quan trọng để hoàn thiện bản thân, giúp bạn tăng khả năng hoàn thành tốt công việc khi đi làm, và đủ tự tin để phát triển lên các nấc thang nghề nghiệp cao hơn. Nếu thiếu đi 1 trong 2, bạn vẫn làm việc được, nhưng chỉ ở mức bình thường, khó lòng trở thành nhân viên giỏi, nổi trội trong công ty, và hạn chế khả năng được tăng lương, thăng tiến. Vì thế, đứng trước câu hỏi rằng nên chọn công việc phát triển chuyên môn hay kỹ năng mềm, thì bạn nên lắng nghe bản thân & thành thật với chính mình, rằng ở thời điểm hiện tại bạn đang thiếu sót ở chỗ nào, cần ưu tiên hoàn thiện về chuyên môn hay kỹ năng mềm hơn? Mỗi người mỗi năng lực khác nhau, nên sẽ có câu trả lời riêng và phù hợp nhất với những gì mình đang cần, đang muốn được học hỏi, phát triển ở công việc sắp tới.
Có người sẽ chọn công việc phát triển chuyên môn, vì hiện tại họ tự đánh giá kỹ năng mềm của mình đang ở mức ổn áp, dù chưa quá tốt nhưng cũng đủ để ứng dụng trong công việc, điều họ đang cần là nâng cao chuyên môn hơn. Ngược lại, với những ai chưa tự tin về kỹ năng mềm, muốn trau dồi chúng nhiều hơn thì sẽ có sự lựa chọn ngược lại, sẽ apply các công việc dù phát triển chuyên môn ít hơn, nhưng sẽ giúp họ hoàn thiện nhiều hơn về soft skill để cân bằng năng lực của bản thân ở cả 2 yếu tố. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Làm sales không có tương lai, không chuyên môn, bị xem thường?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.