Nhà Tuyển Dụng Có Chú Ý Những Lỗi Sai Nhỏ Nhặt Không?

Phỏng vấn việc làm là một thử thách khó khăn đối với những ai chưa có kinh nghiệm ứng tuyển, nhất là với sinh viên mới ra trường, lần đầu xin việc. Khi đối diện với nhà tuyển dụng, bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác lo lắng, bất an, không biết sẽ bị hỏi những câu nào, có khó không, mình trả lời như thế có tốt chưa? Song song đó, cũng có một số ứng viên thắc mắc rằng liệu nhà tuyển dụng có chú ý những lỗi sai nhỏ nhặt không?

>> Đừng sợ, hãy xem nhà tuyển dụng như một người bạn!

Những lỗi sai thường gặp khi ứng tuyển việc làm

Khi chưa có nhiều kinh nghiệm tìm việc làm, bạn sẽ dễ mắc phải một số lỗi sai thường gặp, và tất nhiên điều đó có thể ảnh hưởng không tốt tới kết quả ứng tuyển của bạn. Dưới đây là những lỗi sai thường gặp khi ứng tuyển việc làm, bạn có thể tham khảo để lưu ý và tự rút kinh nghiệm cho mình:

  • CV xin việc sơ sài, mắc lỗi chính tả, chưa nêu bật những điểm mạnh của mình;
  • CV dài dòng, lan man, không nhấn mạnh vào những điều mà công việc đang yêu cầu;
  • Email ứng tuyển thiếu chỉn chu, quên ghi tiêu đề, không có nội dung, quên đính kèm CV;
  • Trang phục và tác phong thiếu lịch sự, không chỉn chu khi đi phỏng vấn;
  • Đi phỏng vấn trễ giờ mà không có lý do chính đáng, khiến nhà tuyển dụng mất thời gian chờ đợi;
  • Giới thiệu bản thân không ấn tượng, chỉ đọc lại những gì đã có trong CV, không kèm thêm gì khác;
  • Thiếu tự tin, lắp bắp, thiếu lưu loát khi trả lời phỏng vấn, một số câu không trả lời được;
  • Trả lời phỏng vấn theo khuôn mẫu sẵn, như kiểu học thuộc lòng, thiếu tự nhiên;
  • Gian dối khi trả lời phỏng vấn, phóng đại để hoàn hảo hoá bản thân, nhưng bị phát hiện;
  • Không biết cách đặt câu hỏi phù hợp cho nhà tuyển dụng vào cuối buổi phỏng vấn…

Nhà tuyển dụng có chú ý những lỗi sai nhỏ nhặt không?

Trong số các lỗi sai thường gặp kể trên, thì tuỳ trường hợp, tuỳ từng tình huống cụ thể và cách xử lý của ứng viên, thì mức độ nghiêm trọng hoặc nhỏ nhặt của các lỗi này cũng sẽ khác nhau. Với các lỗi sai nghiêm trọng, lỗi tối kỵ khi ứng tuyển, thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ thấy rõ, sẽ đánh giá thẳng thay, đó là điều đương nhiên khi bạn ứng tuyển bất kỳ công việc nào. Còn đối với các sai sót nhỏ thì sao nhỉ, nhà tuyển dụng có chú ý những lỗi sai nhỏ nhặt không?

Chắc hẳn rằng bạn đã từng nghe qua cụm từ “nhà tuyển dụng khó tính”, và tất nhiên khi khó tính thì họ cũng sẽ soi từng li từng tí, từng lỗi sai nhỏ của ứng viên cũng sẽ được nhà tuyển dụng chú ý tới, vì họ muốn có được cái nhìn tổng quan, khách quan nhất, đánh giá công bằng, chính xác nhất cho tất cả ứng viên, nên sẽ luôn chú ý xem xét trên mọi phương diện. Vậy các lỗi sai nhỏ nhặt đó có bị trừ điểm không, có ảnh hưởng nhiều tới kết quả phỏng vấn không? Điều này sẽ phụ thuộc vào quan điểm của từng nhà tuyển dụng, và mức độ liên quan của lỗi sai đó tới tính chất công việc. Cụ thể hơn, chúng ta sẽ làm rõ trong phần tiếp theo với tình huống ứng viên có năng lực tốt, nhưng lại mắc các lỗi sai nhỏ.

>> Cách trả lời 5 câu hỏi phỏng vấn hóc búa thường gặp khi ứng tuyển

Năng lực tốt nhưng mắc các lỗi sai nhỏ thì có sao không?

Trong trường hợp nhà tuyển dụng thấy ứng viên có năng lực tốt, nắm vững kiến thức và có nhiều điểm mạnh phù hợp với công việc, nhưng lại mắc một số lỗi sai nhỏ nhặt, thì có sao không? Câu trả lời là không sao, nếu như các lỗi sai đó thật sự nhỏ và chẳng liên quan gì nhiều tới tính chất công việc. Còn nếu các lỗi sai ấy dù không quá lớn, nhưng thực tế có thể sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả công việc trong tương lai, thì ứng viên sẽ bị trừ điểm, còn chuyện có được nhận vào làm việc hay không sẽ phụ thuộc vào việc so sánh điểm số giữa các ứng viên với nhau, ai cao điểm hơn, đủ tiêu chuẩn thì sẽ được nhận. Tức là nếu mắc các lỗi sai khiến mình bị trừ điểm, và vô tình điều đó kéo điểm đánh giá xuống thua các ứng viên khác, thì xem như là một bài học kinh nghiệm lớn dành cho bạn, vì tự dưng mình có năng lực tốt, nhưng cuối cùng lại bị trượt phỏng vấn vì các lỗi sai nhỏ. Ngược lại, nếu bị trừ điểm nhưng tổng điểm cuối cùng của bạn vẫn cao, vẫn ổn, vẫn được chọn, thì bạn hãy tạm mừng vì điều đó, nhưng cũng cần lưu ý các lần ứng tuyển trong tương lai, tránh mắc phải những lỗi sai tương tự như thế, chưa chắc sau này bạn sẽ lại tiếp tục thuận lợi êm xuôi nữa đâu.

Làm sao để có sự thể hiện tốt nhất với nhà tuyển dụng?

Chắc hẳn rằng những sai sót khi ứng tuyển, dù là nhỏ nhặt, nhưng cũng đã khiến bạn toát mồ hôi lo lắng, vì chúng khiến bạn bị nhà tuyển dụng trừ điểm, nên bạn sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc, tránh mắc phải lỗi sai cũ trong những lần tiếp theo. Nhưng trong thực tế, vẫn có thể bạn sẽ mắc phải những lỗi sai khác mà mình chưa từng gặp phải, và hoàn toàn có nguy cơ bị nhà tuyển dụng đánh giá xấu, trừ điểm. Vậy làm sao để có sự thể hiện tốt nhất với nhà tuyển dụng?

Không có giải pháp nào khác tốt hơn việc bạn dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng các kinh nghiệm ứng tuyển, thông qua các thông tin chia sẻ hữu ích trên mạng, từ khâu viết CV, gửi email ứng tuyển, cho tới phần chuẩn bị trang phục, tác phong, giới thiệu bản thân, cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn thường gặp, hoặc hỏi trực tiếp bạn bè, người thân xung quanh, các anh chị đi trước, xem họ có những lưu ý nào, chia sẻ gì từ chính kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế của họ. Từ đó, bạn sẽ tích luỹ được kha khá kinh nghiệm ứng tuyển hữu ích, giúp bạn có sự thể hiện tốt nhất trong các lần xin việc tiếp theo, không mắc phải những lỗi sai không đáng có nữa, và sẽ tăng cơ hội được nhận vào làm việc.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng nhà tuyển dụng có chú ý những lỗi sai nhỏ nhặt không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn ứng tuyển thành công!

>> Đối thoại với nhà tuyển dụng – Làm sao để tạo ấn tượng tốt?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Làm Sao Để Tạo Được Nhiều Giá Trị Trong Công Việc?

Chuyển Sang Làm 1 Công Việc Hoàn Toàn Mới, Nên Hay Không?

Vì Sao Thử Việc Bằng 85% Lương Chính Thức, Có Thấp Quá Không?