Đừng Sợ, Hãy Xem Nhà Tuyển Dụng Như Một Người Bạn!

Trước khi đi phỏng vấn xin việc, không ít ứng viên bị rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng, tâm lý bất ổn, sợ rằng mình sẽ có sự thể hiện chưa tốt, bị run khi trả lời phỏng vấn, rồi vuột mất cơ hội việc làm. Càng lo lắng, thì càng không ổn, điều đó không giúp được gì cho bạn, lại còn khiến bạn có nguy cơ bị run, bị vấp khi trả lời phỏng vấn. Đừng sợ, hãy xem nhà tuyển dụng như một người bạn, hãy đối diện với họ theo những hướng gợi ý bên dưới!

>> Cách trả lời 5 câu hỏi phỏng vấn hóc búa thường gặp khi ứng tuyển

Trò chuyện với nhà tuyển dụng như một người bạn

Mặc dù phỏng vấn xin việc là buổi trao đổi thông tin mang tính trang trọng, nghiêm túc, không nên đùa giỡn hay nói chuyện tự nhiên một cách thái quá, tuy nhiên, bạn cũng không nên khiến không khí buổi phỏng vấn trở nên quá nghiêm trọng, vì điều đó sẽ khiến bạn càng lo lắng, hồi hộp nhiều hơn, và có thể sẽ bị gượng gạo, thiếu tự nhiên khi phỏng vấn.

Thay vào đó, bạn hãy cố gắng mang tâm lý thoải mái, trò chuyện với nhà tuyển dụng như một người bạn, đừng quá sợ sệt, hãy xem đi phỏng vấn như một buổi để trò chuyện, trao đổi thông tin, phía công ty muốn biết những gì, hỏi những gì, thì bạn cứ trả lời đúng trọng tâm, đúng vấn đề một cách thoải mái, chứ không nhất thiết phải quá nghiêm túc, căng thẳng. Đồng thời, trong các câu trả lời phỏng vấn, bạn cứ việc nói theo cách của mình, giữ đúng bản chất, tính cách cá nhân, chứ không nên quá trau chuốt, lựa lời hoa mỹ để nói một cách gượng gạo, vì như thế sẽ khiến bạn bị thiếu tự nhiên, khiến nhà tuyển dụng cảm thấy có gì đó sai sai, chưa tin lắm vào câu trả lời của bạn.

Vừa nói, vừa lắng nghe để nắm bắt tâm lý nhà tuyển dụng

Để giúp cuộc trò chuyện với nhà tuyển dụng trở nên tự nhiên hơn, đạt hiệu quả tối ưu hơn, thì bạn cần phải vừa nói, vừa lắng nghe để nắm bắt tâm lý nhà tuyển dụng. Đây là điều mà không ít ứng viên bị thiếu sót, tức là các bạn mang tâm lý đi phỏng vấn thì mình chỉ tập trung nói, trả lời, chứ chưa nghĩ rằng mình còn phải lắng nghe nhà tuyển dụng chia sẻ nữa. Vậy trong lần phỏng vấn tiếp theo, bạn hãy thử thoải mái tâm lý hơn, đừng quá sợ nhà tuyển dụng, hãy lắng nghe những quan điểm của họ để nắm bắt tâm lý, biết họ đang cần gì, muốn khai thác những khía cạnh thông tin nào từ mình. Sau đó, bạn hãy chọn lọc, xử lý để trả lời phỏng vấn một cách khéo léo, vừa nêu bật những điểm mạnh của bản thân, vừa trả lời đúng trọng tâm vào những điều mà nhà tuyển dụng đang thật sự muốn biết. Điều này sẽ giúp buổi phỏng vấn xin việc diễn ra trơn tru, mượt mà hơn, và tăng cơ hội để bạn được nhận vào làm việc.

>> Đối thoại với nhà tuyển dụng – Làm sao để tạo ấn tượng tốt?

Chân thành, trung thực khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn

Bên cạnh những nỗi sợ vì run, nghiêm trọng hoá buổi phỏng vấn, thì cũng có một số ứng viên sợ bị nhà tuyển dụng phát hiện trường hợp mình nói quá về bản thân, gian dối, thiếu trung thực khi trả lời phỏng vấn để hoàn hảo hoá năng lực làm việc của mình. Tức là vì muốn được nhận vào làm việc, nên một số ứng viên đã lỡ nói dối, nói những điểm mạnh mà mình không thật sự có, bịa ra những điều mà mình không làm được, đưa ra các thông tin sai lệch về bản thân để lừa dối nhà tuyển dụng, mà một khi đã gian dối thì họ sẽ có cảm giác lo sợ bị phát hiện, vừa trả lời vừa nơm nớp sợ bị “lòi đuôi”.

Đừng để tâm lý lo sợ ấy khiến bạn bị phân tâm, không hoàn thành tốt buổi phỏng vấn, và có rủi ro bị phát hiện, bị mang tiếng xấu là một người thiếu trung thực. Chính vì thế, bạn cần lưu ý đảm bảo mình luôn chân thành, trung thực khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn, đừng dại dột lừa dối nhà tuyển dụng nhé!

Tạm biệt và hẹn gặp lại nhà tuyển dụng trong tương lai

Một số ứng viên vì quá run, cảm giác sợ sệt khi đối mặt với nhà tuyển dụng, nên khi kết thúc buổi phỏng vấn là lật đật đứng lên đi về ngay, quên mất chuyện chào tạm biệt. Đây là một lỗi sai mà bạn hoàn toàn có thể tự chủ động phòng tránh. Chào tạm biệt nhà tuyển dụng vừa thể hiện rằng bạn là một người lịch sự, vừa tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Song song đó, việc hẹn gặp lại thể hiện rằng bạn thật sự quan tâm tới công việc, yêu thích môi trường làm việc, nghiêm túc ứng tuyển và rất muốn được nhận vào công ty làm việc. Chính vì thế, vào cuối buổi phỏng vấn, trước khi đứng lên đi về, bạn hãy nhớ gửi lời chào tạm biệt và hẹn gặp lại nhà tuyển dụng trong tương lai nhé!

Bài viết này đã giúp bạn giải toả tâm lý, giảm được sự căng thẳng, sợ sệt khi đối mặt với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Buổi phỏng vấn xin việc gồm những phần nào, bao nhiêu câu hỏi

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Làm Sao Để Tạo Được Nhiều Giá Trị Trong Công Việc?

Chuyển Sang Làm 1 Công Việc Hoàn Toàn Mới, Nên Hay Không?

Vì Sao Thử Việc Bằng 85% Lương Chính Thức, Có Thấp Quá Không?