Mọi người đều mắc phải sai lầm. Nếu mắc sai lầm trong cuộc sống, bạn có thể sửa lỗi của mình hoặc chỉ cần quên nó đi, không để ai biết là xong. Tuy nhiên, nếu bạn mắc phải sai lầm trong công việc thì lại khác. Nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bạn không có cách xử lý phù hợp, chẳng hạn như nó sẽ khiến khách hàng bực mình, ảnh hưởng xấu đến doanh thu của công ty hoặc thậm chí là liên quan đến vấn đề pháp lý. Vì thế, khi mắc lỗi sai trong công việc, bạn cần phải khéo léo xử lý để tránh mang về những hậu quả không mong muốn cho bản thân. Dưới đây là những điều mà bạn nên làm khi mắc lỗi sai trong công việc.
>> Phải làm gì khi khách hàng nóng tính, làm ầm lên và xúc phạm mình?
Thừa nhận lỗi sai
Có sai thì phải nhận, phải xin lỗi chứ không được che giấu. Vì nếu sau này lỗi sai đó gây ra hậu quả nghiêm trọng gì thì bạn sẽ phải gánh lấy, hoặc nếu có ai đó phát hiện ra việc bạn cố tình che giấu lỗi sai của mình thì lúc đó sẽ tồi tệ hơn nhiều. Ai cũng có những lúc sai lầm, không ai là hoàn hảo cả. Chính vì thế, khi có lỗi sai do mình gây ra thì việc đầu tiên bạn cần làm là thừa nhận lỗi sai đó.
Không đổ lỗi cho người khác
Người chuyên nghiệp trong công việc sẽ không bao giờ đổ lỗi cho người khác nếu sự thật không phải như thế. Việc lôi kéo thêm người khác vào để chịu trách nhiệm cho lỗi sai của riêng bạn là điều hoàn toàn không nên làm. Điều đó sẽ tạo nên mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ công ty. Tệ hơn, họ có thể sẽ thù ghét bạn và không hỗ trợ bạn trong công việc trong tương lai.
>> 10 cách giúp bạn trở thành người chuyên nghiệp trong công việc
Không tự ti về chính bản thân mình
Tự ti về bản thân mình, cho rằng mình yếu kém sẽ không giúp bạn giải quyết được lỗi sai đã gây ra. Chính vì thế, thay vì tự trách móc bản thân thì bạn hãy suy nghĩ tích cực lên, hãy lấy lại tinh thần, tập trung tìm ra nguyên nhân gây nên lỗi sai đó để có được hướng xử lý phù hợp.
Trao đổi với cấp trên kèm theo hướng khắc phục
Có những lỗi sai mà bạn có thể tự xử lý. Tuy nhiên, nếu lỗi sai của bạn không còn giới hạn trong phạm vi công việc của riêng bạn, nói chính xác hơn là nằm ngoài quyền hạn xử lý của bạn, thì bạn cần trao đổi với cấp trên, kèm theo hướng khắc phục. Từ đó, bạn sẽ cùng cấp trên xem xét, cân nhắc và đưa ra hướng khắc phục lỗi sai phù hợp nhất.
Rút kinh nghiệm, không mắc phải lỗi sai đó thêm lần nữa
Sau mỗi lỗi sai, điều quan trọng nhất không phải là ở chỗ bạn đã khắc phục, đã xử lý lỗi sai đó như thế nào. Mà điều quan trọng nằm ở chỗ bạn đã rút ra được những kinh nghiệm gì, bạn sẽ làm gì để phòng tránh, không để mình và các đồng nghiệp khác tiếp tục mắc lại lỗi sai đó trong tương lai. Chính vì thế, đừng quên đưa ra giải pháp để phòng tránh lỗi sai đó và chia sẻ chúng với các đồng nghiệp của mình nhé.
>> 4 yếu tố cực kỳ quan trọng giúp nhân viên được sếp trọng dụng
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe
—
?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.