Trong cuộc sống, trong học tập cũng như trong công việc, có rất nhiều lúc chúng ta cảm thấy khá hụt hẫng, chán nản và thất vọng vì mình đã rất cố gắng nhưng lại đạt kết quả không tốt, không như mình kỳ vọng. Những lúc đó, tinh thần của mình sẽ bị tuột xuống rất nhiều, thậm chí mình còn tự hoài nghi về năng lực của bản thân, rồi tự đặt ra áp lực khi so sánh chính mình với những người xung quanh… Vậy phải làm sao khi bạn rất cố gắng nhưng lại đạt kết quả không tốt?
>> Vì sao có những người thành công từ rất sớm?
Đừng tiêu cực khi đạt kết quả không tốt
Đạt kết quả không tốt là một tín hiệu cho thấy bạn chưa thật sự hoàn hảo, bạn còn những điểm thiếu sót cần phải khắc phục, nhưng nó không đồng nghĩa với việc bạn phải tiêu cực, cho rằng bản thân mình quá yếu kém, không thể giỏi bằng những người xung quanh. Chắc chắn không có ai dở mãi cả, tất cả chúng ta đều có thể làm tốt hơn, đạt kết quả tốt hơn nếu mình cố gắng nhiều hơn trong tương lai.
Chẳng hạn như bạn bị điểm kém trong bài kiểm tra, thì cũng đừng tiêu cực cho rằng mình quá tệ, mình không giỏi bằng người A, người B, vì tiêu cực không giúp bạn giải quyết vấn đề. Hoặc là khi đi làm, bạn cố gắng rất nhiều để thuyết phục nhưng khách không mua hàng, thì tiêu cực cũng không giúp bạn giải quyết được gì. Thay vào đó, bạn hãy tìm cách để lần sau mình có thể làm tốt hơn.
>> Trả lời phỏng vấn: Bạn đối mặt với thất bại như thế nào?
Tìm ra nguyên nhân khiến mình đạt kết quả không tốt
Bạn nghĩ rằng mình rất cố gắng, nhưng thật sự bạn đã cố gắng hết mình hay chưa và bạn có thực hiện công việc đó đúng cách hay chưa? Khi đạt kết quả không tốt, điều đầu tiên bạn cần làm chính là nhìn lại quá trình của mình từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc, liệu bản thân mình có còn những thiếu sót gì cần khắc phục để đạt kết quả tốt hơn hay không? Nếu được quay lại quá khứ, bạn muốn thay đổi điều gì để mình có thể đạt kết quả tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi những người xung quanh và ghi nhận những góp ý của họ để mình có thể làm tốt hơn trong tương lai. Hãy ghi chú lại những điều đó để mình có thể tìm cách cải thiện và khắc phục chúng trong những lần tiếp theo
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhìn lại xem liệu ngoài bản thân mình thì còn có những yếu tố xung quanh nào khiến mình đạt kêt quả không tốt không? Chẳng hạn như bài kiểm tra có một câu hỏi bên ngoài nội dung ôn tập mà giảng viên chưa dạy, hoặc là người khách hàng đó đã cực kỳ hài lòng và có trải nghiệm rất tốt nhưng do bị kẹt về tài chính nên không mua hàng ở thời điểm này được. Đây không phải là bạn đang đổ lỗi cho hoàn cảnh, vì bạn cũng đã tự nhìn lại chính mình rồi mà. Việc xem xét thêm các yếu tố xung quanh sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể và khách quan hơn về việc vì sao mình đạt kết quả chưa tốt, để tránh việc bạn quá tiêu cực và nghĩ rằng mình quá yếu kém.
Khắc phục khuyết điểm để đạt kết quả tốt trong tương lai
Sau khi tìm được toàn bộ nguyên nhân khiến mình đạt kết quả chưa tốt, bạn cần bắt tay ngay vào việc khắc phục chúng. Hãy suy nghĩ thật kỹ xem mình cần phải làm gì, học hỏi thêm những kiến thức gì, trau dồi thêm các kỹ năng mềm nào, hoàn thiện bản thân ra sao, thay đổi cách làm như thế nào,… để có thể đạt kết quả tốt trong tương lai.
Tất nhiên sau khi suy nghĩ và đưa ra được các giải pháp thì bạn cần phải đưa chúng vào thực tế. Hãy hành động ngay, hãy áp dụng ngay những điều đó để khắc phục khuyết điểm của bản thân, chứ đừng để nó mãi chỉ gói gọn trong suy nghĩ. Mình sẽ cố gắng, mình sẽ làm được, đó chỉ là suy nghĩ thôi, quan trọng là bạn phải hành động, phải thay đổi và hoàn thiện bản thân càng sớm càng tốt. Khi bạn có quyết tâm và có hành động, thì chắc chắn bạn sẽ tiến bộ hơn rất nhiều và hoàn toàn có thể chạm tay tới thành công, có thể gặt hái những kết quả tốt trong tương lai.
>> 4 cách giúp bạn nâng cao khả năng học hỏi
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.