Phỏng vấn là buổi trò chuyện trực tiếp của ứng viên với nhà tuyển dụng, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm ứng tuyển, bạn sẽ dễ bị run, bị sợ khi phải đối mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng. Một số ứng viên cho rằng phỏng vấn xin việc là chuyện trọng đại, nên cũng mang áp lực lớn, tâm lý nặng nề sợ rằng nếu mình có sự thể hiện chưa tốt thì sẽ bị trượt. Ngược lại, một số ứng viên lại có quan điểm rằng xin việc chỉ là chuyện nhỏ, chẳng có gì phải lo lắng. Vậy tóm lại, ai đúng ai sai, phỏng vấn xin việc là chuyện nhỏ hay chuyện lớn?
>> Cách trả lời 5 câu hỏi phỏng vấn hóc búa thường gặp khi ứng tuyển
Vì sao khi ứng tuyển phải phỏng vấn?
Có bao giờ bạn tự hỏi rằng vì sao xin việc phải phỏng vấn không? Sao không dựa trên CV, rồi làm bài test năng lực, xong đánh giá rồi chọn, mời đi làm luôn cho lẹ, chứ bày ra vòng phỏng vấn làm gì cho phức tạp? Thật ra, sẽ không có điều gì là dư thừa, nhà tuyển dụng không thừa thời gian tới nỗ bày vẽ làm những việc không cần thiết, mà bản chất buổi phỏng vấn là một khâu cực kỳ quan trọng để đánh giá và lựa chọn ứng viên một cách chuẩn xác nhất. Trong vòng CV, bạn có thể khéo léo liệt kê, lồng ghép nhiều điểm mạnh của bản thân, nhất là những điều liên quan tới vị trí ứng tuyển để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, nhưng họ sẽ chưa hoàn toàn tin vào những điều ấy, mà rất cần phải có vòng phỏng vấn để trao đổi trực tiếp, đặt ra những câu hỏi liên quan để kiểm tra, đánh giá một cách chuẩn xác hơn.
Hoặc trong vòng làm bài test kiến thức, đó có thể chỉ đánh giá được tầm 60% – 70% năng lực chuyên môn của bạn, vì nhà tuyển dụng vẫn còn phải khai thác thêm về các kỹ năng mềm, cách ứng dụng các kiến thức chuyên ngành vào thực tế và hỏi thăm kỹ hơn về kinh nghiệm làm việc trong quá khứ mà bạn đã tích luỹ được. Tóm lại, xin việc nhất định cần phải có vòng phỏng vấn, và đó cũng chính là vòng tuyển dụng cực kỳ quan trọng, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo mình đạt kết quả tốt nhất, giúp tăng cơ hội trúng tuyển. Vậy phỏng vấn xin việc có khó không, là chuyện nhỏ hay chuyện lớn, chúng ta sẽ cùng giải đáp trong phần tiếp theo.
Phỏng vấn xin việc có khó không?
Phỏng vấn xin việc có khó không sẽ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như năng lực mỗi người, sự phức tạp, mức độ cạnh tranh của vị trí ứng tuyển, tiêu chí của từng công ty và đặc điểm thị trường tuyển dụng vào thời điểm mà bạn tìm kiếm việc làm. Chẳng hạn như nếu bạn tự tin về năng lực làm việc của bản thân, ứng tuyển một vị trí cũng đơn giản, không có nhiều yêu cầu phức tạp, hoàn toàn vừa sức với mình, thì buổi phỏng vấn xin việc sẽ diễn ra cực kỳ dễ dàng, thoải mái, không gây bất kỳ khó khăn gì cho bạn. Ngược lại, nếu bạn đang cố gắng apply một công việc có nhiều thách thức, yêu cầu vượt quá khả năng của mình một chút, thị trường lao động đang bão hoà, và nhà tuyển dụng cũng đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe để thử thách ứng viên, thì buổi phỏng vấn xin việc sẽ trở nên nặng nề, khó khăn hơn, nhưng tất nhiên bạn vẫn có thể vượt qua nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, vượt qua tất cả câu hỏi phỏng vấn một cách thuận lợi, và thể hiện được tinh thần quyết tâm, nghiêm túc, chăm chỉ làm việc, đúng với các tiêu chí mà nhà tuyển dụng cần.
Tóm lại, phỏng vấn xin việc có khó không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tuy nhiên, để có một câu trả lời chung mang tính tham khảo, thì đây thật sự là một thử thách không quá khó tới nỗi bạn không làm được, nhưng cũng không quá dễ dàng. Nếu chủ quan, thiếu sự chuẩn bị và ứng tuyển một công việc không phù hợp với bản thân, thì bạn vẫn có khả năng bị trượt, còn nếu chuẩn bị kỹ lưỡng và thể hiện tốt trong vòng phỏng vấn, bạn vẫn có cơ hội được chọn.
>> Buổi phỏng vấn kéo dài càng lâu thì càng có cơ hội được nhận?
Phỏng vấn xin việc là chuyện nhỏ hay chuyện lớn?
Quay trở lại với câu hỏi được đặt ra ở đầu bài viết, phỏng vấn xin việc là chuyện nhỏ hay chuyện lớn? Đối với những bạn sinh viên mới ra trường tìm việc, lần đầu ứng tuyển, lần đầu đi phỏng vấn, thì chắc hẳn rằng các em sẽ không tránh khỏi tâm lý hoang mang, lo sợ, cực kỳ run vì cho rằng phỏng vấn xin việc là chuyện lớn, nếu có bất kỳ sai sót nào, thể hiện chưa tốt trước mặt nhà tuyển dụng, thì đều sẽ bị đánh giá xấu, bị trừ điểm và vuột mất cơ hội việc làm. Đó là tâm lý hoàn toàn bình thường, vì khi chưa có nhiều kinh nghiệm ứng tuyển, thì tự dưng mình sẽ lo lắng, sẽ quan trọng hoá vấn đề hơn, và điều đó cũng mang lại kết quả tích cực, sẽ giúp các em cố gắng hơn, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
Khi đã đi làm lâu năm, từng trải qua nhiều lần xin việc, quá quen với chuyện đối mặt với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn, thì tự dưng bạn sẽ cảm thấy điều đó hoàn toàn bình thường, cho rằng phỏng vấn xin việc chỉ là chuyện nhỏ, chỉ đơn giản là một cuộc hội thoại, trao đổi thông tin 2 chiều giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, để hiểu rõ hơn về nhau, khai thác thêm các thông tin mình chưa rõ, thu thập đầy đủ dữ kiện để cân nhắc, đánh giá xem liệu ứng viên và công việc có phù hợp với nhau không, có nhiều điểm trùng khớp để có thể làm việc và gắn bó lâu dài không? Lúc này, buổi phỏng vấn xin việc sẽ là chuyện nhỏ, là dịp để đôi bên cùng trao đổi, bạn cần việc làm, nhà tuyển dụng cần ứng viên, chứ bạn sẽ không bị quá áp lực rằng mình ở kèo dưới, nhà tuyển dụng ở kèo trên như khi còn là sinh viên mới ra trường nữa.
Bài viết này đã giúp bạn làm rõ quan điểm rằng phỏng vấn xin việc là chuyện nhỏ hay chuyện lớn? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Buổi phỏng vấn xin việc gồm những phần nào, bao nhiêu câu hỏi?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.