Nhiều người quan niệm rằng sinh viên chỉ cần lo học thôi, ráng học sao cho tốt, chứ không cần lo nghĩ nhiều, nên các em sẽ khá thoải mái tâm ý, không bị áp lực nhiều như người lớn, người đi làm. Tuy nhiên, sinh viên cũng có những nỗi lo riêng, áp lực riêng mà chỉ có các em mới cảm nhận được rõ nhất, đặc biệt là khi phải đối mặt với khối lượng kiến thức khổng lồ, từ các môn học phức tạp ở đại học, phải đối mặt với áp lực học hành, thi cử, điểm số,… Vậy sinh viên khi thấy quá mệt mỏi chuyện học hành, thi cử thì phải làm sao để giải toả?
>> Sinh viên muốn học tốt thì nên bắt đầu từ đâu?
Sao phải đi học chi cho mệt?
Trước khi giải đáp vấn đề quá mệt mỏi chuyện học hành, thi cử thì phải làm sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem vì sao sinh viên phải đi học chi cho mệt? Học tập là bước đệm quan trọng để sinh viên tích luỹ kiến thức, tiếp thu những nền tảng lý thuyết trọng tâm liên quan tới chuyên ngành mà mình sẽ làm việc sau này. Khi vững kiến thức, biết cách thực hành, ứng dụng chúng vào trong công việc, thì các em mới gặt hái được kết quả tốt trong quá trình làm việc, mới tăng cơ hội được thăng tiến, nhận về mức lương hấp dẫn hàng tháng.
Ngược lại, nếu lơ tơ mơ, học hành chểnh mảng, điểm kém, ra trường mà chưa vững kiến thức chuyên ngành, thì các em sẽ mất thời gian loay hoay mãi mà chưa làm quen được với công việc, chỉ những việc đơn giản mà cũng không làm tốt được, sai lên sai xuống, nhầm lẫn, thiếu sót lung tung, khiến kết quả làm việc kém, bị đánh giá thấp và khó lòng có cơ hội thăng tiến, đi làm lâu năm mà vẫn dậm chân tại chỗ,… Chắc chắn rằng chẳng ai muốn viễn cảnh tồi tệ ấy xảy ra với mình trong tương lai, mặc dù biết rằng chuyện học hành có thể khiến mình quá mệt mỏi, nhưng chẳng còn cách nào khác, các em buộc phải cố gắng học, vì tương lai sau này của mình. Tiếp theo, để hình dung rõ hơn về sự mệt mỏi khi học đại học, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem áp lực học hành, thi cử của sinh viên lớn tới mức nào?
Áp lực học hành, thi cử lớn tới mức nào?
Khi lên đại học, tiếp xúc với các môn học chuyên ngành, sinh viên thừa hiểu rằng đó toàn là những nội dung kiến thức quan trọng, nếu không cố gắng học tốt, nắm vững kiến thức thì sẽ ảnh hưởng xấu tới tương lai, khiến mình gặp nhiều khó khăn khi đi làm sau này, chính điều đó đã tạo áp lực lên các em, khiến sinh viên bị rơi vào trạng thái tâm lý lo lắng, hoang mang, nhất là trong những lúc học mà chưa hiểu rõ kiến thức, còn đang mơ hồ về nội dung bài giảng.
Rồi khi gần tới ngày thi học kỳ, sinh viên sẽ càng mệt mỏi hơn, áp lực dâng lên lớn hơn, vì đó là một kỳ thi quan trọng, điểm thi ảnh hưởng rất lớn tới kết quả học tập, điểm trung bình tích luỹ của các em, nếu sơ suất, chểnh mảng, để bài thi bị điểm kém thì sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường, càng nghĩ thì lại càng thấy mệt mỏi, áp lực. Song song đó, càng học nhiều môn, thì mức độ lo lắng, áp lực của sinh viên lại càng tích luỹ nhiều hơn, khiến các em dễ cảm thấy bị quá tải, quá mệt mỏi. Vậy sinh viên quá mệt mỏi chuyện học hành, thi cử thì phải làm sao để giải toả?
>> Tò mò giúp ích thế nào cho sinh viên trong học tập?
Quá mệt mỏi chuyện học hành, thi cử thì phải làm sao?
Khi cảm thấy quá mệt mỏi chuyện học hành, thi cử, thì mỗi bạn sinh viên sẽ tự có cách xử lý của riêng mình, miễn sao các em thấy rằng điều đó phù hợp với bản thân, giúp mình cảm thấy thoải mái hơn, bớt lo lắng, căng thẳng là được. Còn nếu chưa biết phải làm thế nào, thì sinh viên có thể tham khảo một số giải pháp sau:
- Dành một khoảng thời gian để nghỉ ngơi, tránh học liên tục nhiều giờ liền sẽ dễ bị mệt mỏi, kiệt sức;
- Tranh thủ cuối tuần tìm cho mình một không gian riêng, không nghĩ tới chuyện học hành quá nhiều;
- Gặp mặt bạn bè để trò chuyện, tâm sự, cùng nhau san sẻ những mệt mỏi, áp lực học hành, thi cử;
- Tìm những điểm thú vị của môn học, để cảm thấy việc học nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, bớt áp lực hơn;
- Củng cố động lực học tập, tự cảm thấy vui thích khi tiếp thu những kiến thức mới, càng học càng thấy thích;
- Đọc trước kiến thức buổi học để dễ hiểu, dễ tiếp thu hơn, hạn chế trường hợp nghe giảng xong không hiểu, càng nghe càng thấy lùng bùng đầu óc, sẽ dễ khiến mình thấy quá mệt mỏi;
- Chăm chỉ ôn bài, làm bài tập về nhà sau mỗi buổi học để củng cố kiến thức, giúp các em hiểu rõ, hiểu sâu, nắm vững và ghi nhớ kiến thức lâu hơn, khi tới kỳ thi ôn lại cũng dễ dàng hơn, đỡ bị quá tải, mệt mỏi…
Bên cạnh những giải pháp phổ biến kể trên, thì vẫn còn rất nhiều cách khác để giúp sinh viên giảm tải áp lực học hành, thi cử, tránh bị mệt mỏi quá mức, miễn sao các em thấy điều đó hiệu quả với mình, vừa bớt mệt mỏi, vừa tăng hiệu suất học tập là được. Song song đó, cũng có một số sinh viên lăn tăn rằng có nên dành thời gin đi chơi, đi du lịch cho khuây khoả khi cảm thấy học hành quá mệt mỏi không?
Có nên đi chơi, du lịch khi học hành quá mệt mỏi?
Đi chơi, đi du lịch cũng là một cách giúp sinh viên cảm thấy thoải mái tinh thần, nạp lại năng lượng khi học hành quá mệt mỏi. Đây là một giải pháp cũng khá hữu hiệu, lâu lâu đi du lịch một lần cũng tốt, chứ nếu cả năm trời chỉ cắm đầu cắm cổ học hành thì sinh viên sẽ rất dễ bị stress. Các em có thể đi chơi, đi du lịch cùng bạn bè, gia đình, người thân, miễn sao mình cảm thấy vui, thoải mái tinh thần, rồi sau chuyến đi ấy, mình sẽ có hiệu suất học tập cao hơn, mang về kết quả tốt hơn là được. Tức là khi quá mệt mỏi chuyện học hành, thì sinh viên hoàn toàn có thể đi chơi, đi du lịch cho khuây khoả, nhưng các em cần đảm bảo rằng sau chuyến đi ấy, thì mình sẽ tập trung cao độ hơn cho việc học, để mang về kết quả học tập tốt, thì đó mới là điều tích cực. Còn nếu quá cuốn vào các cuộc đi chơi, đi du lịch, khiến việc học bị chểnh mảng, điểm kém, không nắm vững kiến thức, thì sẽ bị phản tác dụng, khiến các em càng cảm thấy mệt mỏi, áp lực nhiều hơn.
Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp được băn khoăn rằng quá mệt mỏi chuyện học hành, thi cử thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Học tủ, học vẹt kiềm hãm khả năng tư duy của bạn thế nào?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.