5 Trường Hợp Nhất Quyết Không Được Sai Lỗi Chính Tả

Sai lỗi chính tả là điều mà bạn nên tránh, ai cũng biết chuyện này, nhưng trong thực tế vẫn có không ít người vô tư mắc lỗi chính tả, hoặc thậm chí sai chính tả mà không hề hay biết, kéo theo nhiều hậu quả khôn lường mà chắc hẳn rằng bạn không muốn phải đối mặt. Dưới đây là 5 trường hợp nhất quyết không được sai lỗi chính tả, bạn hãy lưu ý:

>> 6 lưu ý khi sinh viên lần đầu làm bài tiểu luận ở đại học

1. Sai lỗi chính tả trong bài tiểu luận, khoá luận

Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được học những bài nền tảng đầu tiên về chính tả, thầy cô luôn nhắc nhở học sinh rằng phải viết đúng chính tả, lưu ý tránh các lỗi sai thường gặp, rèn đi rèn lại suốt một thời gian dài. Chính vì thế, một khi còn trong môi trường học đường, thì lỗi chính tả vẫn sẽ là điều tối kỵ mà học sinh, sinh viên cần lưu ý tránh mắc phải, nhất là khi phải làm bài tiểu luận, khoá luận để lấy điểm. Vốn dĩ việc làm bài tiểu luận, khoá luận đã cực kỳ phức tạp, đòi hỏi sinh viên phải tốn nhiều thời gian, công sức, thậm chí còn phải teamwork với các bạn khác để cùng hoàn thành bài làm của nhóm, vì thế, các em luôn mong muốn mình đạt kết quả tốt nhất, tương xứng với công sức mình bỏ ra, chứ chẳng ai muốn làm bài xong lại bị trừ điểm này điểm kia, nhất là với các lỗi chính tả không đáng có. Vì thế, trước khi nộp bài tiểu luận, khoá luận cho giảng viên chấm điểm, sinh viên cần lưu ý dò lại thật kỹ, tránh để mắc lỗi chính tả nhé!

2. Mắc lỗi chính tả khi làm bài kiểm tra, bài thi

Sinh viên luôn mong muốn mình sẽ đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi. Để đạt được mục tiêu ấy, bên cạnh việc học hành chăm chỉ, nắm vững kiến thức, ôn tập kỹ lưỡng, thì sinh viên cũng cần lưu ý cẩn thận khi làm bài, tránh mắc phải lỗi chính tả trong bài kiểm tra, bài thi, vì điều đó hoàn toàn có thể khiến các em bị trừ điểm, nhất là với các môn thiên về tự luận. Đơn giản đó là điểm trừ cho sự thiếu chỉn chu, chưa chịu dò lại bài, hoặc giảng viên cũng có thể cho rằng sinh viên không nghiêm túc khi làm bài nên mới để bị sai lỗi chính tả quá nhiều.

>> Sinh viên chủ quan khi làm bài thi học kỳ và cái kết đắng

3. Sai lỗi chính tả khi gửi email

Sẽ có rất nhiều trường hợp mà bạn phải gửi email, chẳng hạn như gửi email cho thầy cô, giảng viên trong trường khi còn đi học, hoặc gửi email xin việc, ứng tuyển, rồi khi đi làm cũng sẽ thường xuyên trao đổi công việc với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác thông qua email để đảm bảo tính chuyên nghiệp và chính thống. Bên cạnh việc viết tiêu đề email rõ ràng, đảm bảo nội dung chỉn chu, thì bạn cũng cần lưu ý tuyệt đối không được sai lỗi chính tả khi gửi email, vì điều đó sẽ thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, nhất là khi email chính là một kênh trao đổi thông tin quan trọng, gửi xong sẽ không thể thu hồi, cũng chẳng thể chỉnh sửa, nên bạn cần phải đọc và dò lại thật kỹ trước khi nhấn nút gửi nhé!

4. Mắc lỗi chính tả khi viết CV xin việc

Để có được cơ hội việc làm, bạn phải chuẩn bị cho mình một chiếc CV xin việc thật chỉn chu, nêu bật những điểm mạnh của bản thân để tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Bên cạnh việc trau chuốt hình thức, nội dung, chọn lọc những điểm nổi trội khi viết CV ứng tuyển, thì bạn cũng cần lưu ý nhất quyết không được sai lỗi chính tả khi viết CV, vì điều đó có thể khiến bạn bị trừ điểm nặng, bị loại hồ sơ ngay lập tức, nhất là khi bạn ứng tuyển các vị trí đòi hỏi sự cẩn thận, kỹ lưỡng, hoặc thường xuyên phải soạn thảo văn bản, hồ sơ, giấy tờ. Khi CV xin việc có nhiều lỗi chính tả, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn thiếu chỉn chu, cẩu thả, có mỗi việc viết CV thôi mà cũng không để tâm, không cố gắng hoàn thành tốt, mà lại để mắc lỗi chính tả. Thậm chí, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá rằng bạn thiếu tôn trọng họ, không nghiêm túc khi ứng tuyển nên mới gửi một chiếc CV xin việc thiếu chỉn chu, có nhiều lỗi chính tả.

>> Bí quyết viết CV xin việc để nhà tuyển dụng gật đầu đồng ý

5. Mắc lỗi chính tả trong các văn bản công việc

Khi vào công ty làm việc, bạn sẽ cần phải thường xuyên trao đổi thông tin, chốt những nội dung quan trọng như kế hoạch, báo cáo, nghiệm thu, biên bản, hợp đồng, dưới dạng những giấy tờ, văn bản, chứng từ,… Đây đều là những tài liệu quan trọng liên quan tới công việc, thậm chí đối với hợp đồng gồm rất nhiều điều khoản quan trọng, thì lại càng phải chỉn chu hơn, phải đảm bảo không được sai lỗi chính tả, vì điều đó thể hiện sự thiếu chỉn chu, cẩu thả, bạn sẽ bị mọi người đánh giá không tốt về năng lực, cho rằng bạn làm việc thiếu nghiêm túc, không có tâm, hoặc tệ hơn, nếu sai chính tả quá nhiều, thì cấp trên sẽ chú ý tới chuyện này, và đó là ấn tượng không tốt, sẽ khiến bạn có nguy cơ đối mặt với những điều không mấy tốt đẹp trong tương lai, vì những lỗi chính tả trong các văn bản công việc.

Trên đây là 5 trường hợp nhất quyết không được sai lỗi chính tả, được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên. Trong thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp khác mà bạn cần lưu ý, nói chung là bạn cần cố gắng hạn chế tối đa, tránh để bản thân sai lỗi chính tả quá nhiều. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Stress công việc có nên tâm sự với đồng nghiệp không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Khi Có Mục Tiêu Rõ Ràng, Bạn Sẽ Làm Được Rất Nhiều Điều

Mỗi Ngày Chỉ Cần Tốt Hơn 1%, Bạn Sẽ Tiến Bộ Rất Nhiều

Học Tập & Làm Việc Ở Nước Ngoài Có Phải Ước Mơ Xa Vời?