Ở đại học, sinh viên sẽ phải thường xuyên làm tiểu luận để lấy điểm và đó cũng là cách để giảng viên kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức môn học của các em. Rồi trước khi ra trường, sinh viên cũng phải đối mặt với khoá luận tốt nghiệp, khó và phức tạp hơn tiểu luận gấp nhiều lần. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu sinh viên tự làm bài luận, tự phân tích, viết và triển khai nội dung theo cách hiểu bài của mình. Trên thực tế, có một bộ phận sinh viên đã lạm dụng việc đạo văn, cóp nhặt nội dung từ nhiều nguồn khác nhau để đưa vào bài luận. Đó là một hành vi sai trái và tồn tại những hậu quả khôn lường, thậm chí, đạo văn còn có thể khiến sinh viên bị đuổi học…
>> 5 cách giúp sinh viên thông minh, học giỏi hơn
Đạo văn ở đại học là gì?
Đạo văn ở đại học là trường hợp sinh viên cóp nhặt ý tưởng trên mạng, sao chép thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để “xào nấu” lại rồi đưa vào bài khoá luận hoặc tiểu luận của mình. Thậm chí, một số sinh viên lười biếng còn bưng nguyên xi nội dung trên mạng vào bài làm rồi nộp luôn cho thầy cô mà không thèm chỉnh sửa lại, vì chủ quan nghĩ rằng thông tin trên mạng rất nhiều, giảng viên sẽ không thể nào kiểm tra và phát hiện ra. Tuy nhiên, đó là một quan điểm sai lầm, việc đạo văn hoàn toàn có thể bị phát hiện, và đạo văn ở đại học là một hành vi sai trái, nếu lạm dụng việc đạo văn thì sinh viên vừa không hiểu bài, không nắm vững kiến thức môn học, vừa vi phạm kỷ luật của nhà trường.
Đạo văn có dễ bị phát hiện không?
Đạo văn có dễ bị phát hiện không? Câu trả lời là có – Với thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, thì rất nhiều phần mềm hiện đại ứng dụng công nghệ AI để phát hiện đạo văn đã ra đời, với độ chính xác rất cao. Tức là giảng viên chỉ cần đưa bài luận của sinh viên vào trong phần mềm để check, ngay lập tức nó sẽ trả về kết quả rằng bài luận đó có được đánh giá là đạo văn không, và mức độ đạo văn, giống với các thông tin có sẵn trên mạng là bao nhiêu %.
Thậm chí, nhiều trường đại học đã đưa việc check đạo văn vào trong quy trình chấm bài tiểu luận, khoá luận tốt nghiệp, và mua luôn bản quyền phần mềm check đạo văn để sử dụng. Tức là giảng viên bắt buộc phải thực hiện bước check đạo văn trước khi trả kết quả điểm số cho sinh viên, nên lạm dụng hành vi đạo văn rất dễ bị phát hiện.
>> Sinh viên học cải thiện có bị hạ bằng đại học không?
Vì sao một số sinh viên đánh liều đạo văn?
Dẫu biết rằng đạo văn ở đại học rất dễ bị phát hiện, nhưng vì sao một số sinh viên vẫn đánh liều đạo văn? Mỗi người sẽ có một suy nghĩ riêng, với những lý do khác nhau, nhưng chung quy lại chính là việc “đánh liều”, tức là các em không còn gì để mất, nếu tự viết bài luận thì không biết cách viết, không biết cách làm, vì mình đâu có nắm vững kiến thức, còn đang mơ hồ về nội dung môn học, thì làm sao mà phân tích, tổng hợp thông tin để viết luận được? Hoặc cũng có một số sinh viên vì lười biếng, lười học, không muốn mất công làm bài, hoặc để nước đến chân mới nhảy rồi không làm kịp, nên đánh liều đạo văn luôn. Đó chính là quan điểm “có còn hơn không”, các bạn sinh viên ấy cho rằng thay vì bị điểm 0 vì không nộp bài, thì thôi mình cứ đạo văn để có bài nộp cho thầy cô đi, còn việc có bị phát hiện đạo văn hay không thì tính sau, tuỳ cơ ứng biến.
Những hậu quả khôn lường khi sinh viên đạo văn
Đạo văn không chỉ tồn tại rủi ro bị phát hiện, bị khiển trách, kỷ luật từ phía nhà trường,… đó chỉ là những rủi ro ngay lập tức trong ngắn hạn mà sinh viên có thể phải đối mặt. Hành vi này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường khác mà có thể sinh viên chưa ý thức được ở thời điểm hiện tại. Đầu tiên, nó sẽ khiến sinh viên bị suy thoái về mặt đạo đức, xem những điều gian dối, gian lận như đạo văn là việc bình thường, nếu điều này ăn sâu vào tiềm thức thì có thể dẫn tới những hành vi nghiêm trọng hơn sau này, biến các em trở thành một người gian dối, thiếu trung thực trong công việc và đời sống.
Tiếp theo, đạo văn cũng tạo nên thói quen lười biếng, lười tư duy, động não, vô tình điều này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng tư duy và trí thông minh của các em. Chưa dừng lại ở đó, đạo văn cũng tiềm ẩn rủi ro sinh viên bị điểm kém khi làm bài kiểm tra giữa kỳ và bài thi cuối kỳ, vì bản chất việc đạo văn nếu không bị phát hiện thì cũng chỉ giúp các em vượt qua các bài luận thôi, chứ khi bước vào phòng làm bài thi, bài kiểm tra thì chẳng ai giúp được khi trong đầu các em không có kiến thức, không biết àm bài. Điều này có thể kéo theo rủi ro rằng sinh viên sẽ bị rớt môn, nợ môn, tốt nghiệp ra trường trễ vì phải mất thời gian học lại để trả nợ môn. Thật sự có quá nhiều rủi ro, hậu quả khôn lường mà sinh viên sẽ phải đối mặt khi lạm dụng việc đạo văn ở đại học. Ngoài ra, còn có tin đồn rằng sinh viên đạo văn có thể bị đuổi học…
>> 4 tác hại khôn lường khi sinh viên lười làm bài tập về nhà
Sinh viên đạo văn có bị đuổi học không?
Sinh viên đạo văn có bị đuổi học không? – Câu trả lời là có thể, nếu như các em lạm dụng điều này và bị nhà trường phát hiện quá nhiều lần. Thông thường, khi phát hiện sinh viên đạo văn, giảng viên sẽ chấm điểm 0 cho bài luận đó, đồng thời, thông báo với nhà trường để tiến hành kỷ luật, nhắc nhở sinh viên và thông báo cho phụ huynh. Khi bị nhắc nhở lần đầu thì không sao cả, tuy nhiên, nếu sinh viên bị phát hiện đạo văn thường xuyên, lạm dụng hành vi sai trái này quá nhiều lần, vượt quá mức quy định có thể chấp nhận của nội quy nhà trường, thì các em có thể bị kỷ luật ở mức cao nhất, tức là áp dụng biện pháp đuổi học, huỷ toàn bộ kết quả học tập trước đây. Chính vì thế, sinh viên hãy sớm có nhận thức rằng đạo văn là một hành vi sai trái, dễ bị phát hiện và tồn tại rất nhiều rủi ro khôn lường, có thể dẫn tới việc bị đuổi học. Từ đó, các em sẽ nghiêm túc học tập hơn, để mình nắm vững kiến thức và có thể tự làm bài luận, không cần phải đạo văn nữa.
Bài viết này đã giúp sinh viên hiểu rõ đạo văn là gì, những rủi ro, hậu quả khôn lường khi lạm dụng hành vi đạo văn ở đại học. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Sinh viên rớt môn bao nhiêu lần thì bị đuổi học?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.