Không ít sinh viên bị stress, thậm chí là cực kỳ áp lực vì chuyện học hành, thi cử. Lượng kiến thức mà các em phải tiếp thu ở trường đại học cực kỳ lớn, chính vì thế, sẽ khó lòng tránh khỏi cảm giác lo lắng, áp lực, đặc biệt là khi gặp các môn học khó và giảng viên khó. Vậy sinh viên học hành căng thẳng quá thì phải làm sao?
>> Sinh viên phải làm sao khi học trước quên sau?
Nghỉ ngơi, giải trí sau khi học hành căng thẳng
Giải pháp đầu tiên mà sinh viên có thể thực hiện sau khoảng thời gian học hành căng thẳng chính là hãy nghỉ ngơi, giải trí, để giải toả bớt áp lực học tập và thư giãn đầu óc. Điều này đồng nghĩa với việc các em không nên ngồi học quá lâu, mà hãy xen kẽ thời gian để mình nghỉ ngơi giữa buổi học, đây cũng chính là lý do vì sao khi đi học mình lại có giờ ra chơi đấy. Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi, các em có thể ngồi nghỉ, tranh chủ chợp mắt, nói chuyện với bạn bè, lắng nghe bài nhạc mình yêu thích hoặc tranh thủ ngồi chơi game giải trí một xíu. Những điều này chính là giải pháp hữu hiệu để các em nạp thêm năng lượng sau những lúc học hành căng thẳng đấy.
Luyện tập thể thao để giảm căng thẳng học hành
Song song đó, sinh viên cũng có thể dành mỗi ngày một ít thời gian để luyện tập thể thao, có thể là đi tập gym, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, hoặc chơi bất kỳ môn thể thao nào mà mình yêu thích. Chính những hoạt động này sẽ kích thích cơ thể tiết ra một loại hóc môn giúp các em giảm bớt stress, giảm bớt áp lực sau những lúc học hành căng thẳng. Chính vì thế, thay vì cứ ngồi một chỗ than vãn vì quá căng thẳng việc học hành, thì các em nên dành thời gian đó để luyện tập thể dục thể thao nhé, vừa giải toả căng thẳng, vừa cải thiện vóc dáng và còn giúp mình nâng cao sức khoẻ nữa.
>> Làm thế nào để sinh viên vượt qua áp lực điểm số?
Tâm lý thoải mái trong giờ học
Bất kể là học trên trường với giảng viên, học nhóm với bạn bè, hay là tự học ở nhà, thì các em cũng cần giữ tâm lý thoải mái trong giờ học, chứ đừng để não bộ của mình quá căng thẳng. Khi tâm lý thoải mái thì các em sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu bài và ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Ngược lại, nếu ngồi học với một tâm lý quá áp lực, thì sinh viên sẽ khó lòng tập trung học tập, ngồi nghe giảng mà cứ như người trên mây, rồi lại không hiểu bài, rồi lại càng thấy căng thẳng việc học hành hơn… Chính vì thế, các em hãy chắc chắn rằng mình luôn mang tâm lý thoải mái trong giờ học để giúp việc học đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Lập và tuân thủ thời gian biểu học tập
Một nguyên nhân lớn khiến sinh viên cảm thấy học hành căng thẳng quá chính là không biết nên học gì trước, cảm thấy mình học hoài không xong, áp lực khi bị trễ deadline nộp bài,… Đó chính là vì các em chưa chủ động lập thời gian biểu học tập sao cho hợp lý, hoặc cũng có thể là đã lập thời gian biểu rồi nhưng lại chưa tuân thủ, đang học mà không tập trung, dẫn tới việc hết giờ mà vẫn chưa học xong, hoặc thậm chí có một số bạn còn ham chơi tới nỗi bỏ bê lịch học. Như thế thì chắc chắc các em sẽ dễ cảm thấy mình bị quá tải, đặc biệt là khi gặp nhiều môn học khó, với lượng kiến thức khổng lồ, rồi lại càng thấy việc học hành căng thẳng hơn. Chính vì thế, lập và tuân thủ thời gian biểu học tập thật sự là một giải pháp cực kỳ hữu hiệu, giúp các em học tốt hơn và giảm bớt áp lực học hành, thi cử đấy.
Trên đây là những giải pháp mà sinh viên có thể áp dụng để giảm bớt căng thẳng học hành, đồng thời, chúng cũng sẽ giúp các em cảm thấy thoải mái hơn trong việc học, và đạt được kết quả học tập tốt hơn trong tương lai. Chúc các em học tốt!
>> 6 cách giúp sinh viên nhanh chóng tiếp thu kiến thức
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.