Sinh Viên Nên Giữ Lại Những Tài Liệu Nào Sau Khi Qua Môn?

Sau một học kỳ vất vả, phải đau đầu vì áp lực học hành, thi cử, thì sinh viên sẽ cảm thấy cực kỵ nhẹ nhõm khi qua môn, tức là khi đã biết điểm thi, điểm trung bình môn học và không bị rớt môn. Khi đó, nhiều sinh viên sẽ nghĩ ngay tới việc “thủ tiêu”, “xử lý” đống sách vở, tài liệu của những môn đã học xong. Nhưng lỡ sau này mình cần dùng đến, hoặc cần tìm lại tài liệu cũ để ôn lại kiến thức chuyên ngành thì sao? Sinh viên nên giữ lại những tài liệu nào sau khi qua môn?

>> Điều sinh viên cần làm sau tuần đầu tiên của học kỳ mới

Vì sao sinh viên nên giữ lại tài liệu môn học?

Việc học không bao giờ kết thúc, dù sau này tốt nghiệp đại học, ra trường đi làm, thì các em vẫn tiếp tục học tập, trau dồi thêm về chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm làm việc trong suốt quá trình làm việc. Khi đó, khả năng cao rằng các em sẽ cần tham khảo lại tài liệu của những môn học thời sinh viên, để kiểm tra lại kiến thức, tránh việc bị quên lãng kiến thức chuyên ngành. Ngoài ra, chưa cần tính xa xôi như thế, ở những học kỳ tiếp theo, những môn học sau này hoàn toàn có thể liên quan tới môn học cũ, khi đó, mình cũng cần phải lấy tài liệu cũ ra xem lại kiến thức, vì tính chất các môn chuyên ngành ở đại học sẽ có sự liên quan chặt chẽ tới nhau, môn này sẽ là nền tảng cho môn kia.

Chính vì thế, để tránh rơi vào tình trạng muốn tìm lại tài liệu cũ nhưng lỡ “thủ tiêu” hết rồi, thì sinh viên nên chọn lọc những tài liệu cần thiết để giữ lại. Vậy sinh viên nên giữ lại những tài liệu nào sau khi qua môn?

>> Cách vẽ sơ đồ tư duy mind map để sinh viên học tốt

Sinh viên nên giữ lại những tài liệu nào sau khi qua môn?

Mỗi môn học sẽ có rất nhiều tài liệu khác nhau, có những tài liệu mình có thể bỏ đi, nhưng cũng có những tài liệu sinh viên nên giữ lại, lưu trữ lại để sau này sẽ lấy ra xem khi cần thiết. Thật khó để xác định rằng sinh viên nên bỏ bớt tài liệu nào, tuy nhiên, với quan điểm cá nhân của anh thì các em có thể không cần giữ lại tài liệu của các môn đại cương. Vậy còn các môn chuyên ngành thì sao? Dưới đây là những tài liệu chuyên ngành mà sinh viên nên giữ lại sau khi qua môn:

  • Giáo trình gốc của môn học: Đây thường là tài liệu dày cộm nhất của môn học, nhiều bạn sinh viên sẽ tiện tay bỏ đi, hoặc đem cho các em sinh viên khoá dưới để cho gọn nhà. Tuy nhiên, đây lại là tài liệu quan trọng nhất mà các em nên giữ lại, vì nó cung cấp những kiến thức xác thực và đầy đủ nhất của môn học.
  • Slide bài giảng, tóm tắt bài giảng: Thông thường, giảng viên sẽ cung cấp cho sinh viên slide bài giảng, tóm tắt nội dung môn học vào buổi học đầu tiên, và yêu cầu sinh viên in ra để sử dụng trong các tiết học. Nếu như giáo trình quá nhiều kiến thức, thì slide bài giảng sẽ tóm tắt những nội dung chính và quan trọng nhất, giúp các em có thể ôn lại kiến thức chuyên ngành một cách tổng quan và nhanh chóng.
  • Đề cương ôn tập: Đây là tài liệu trọng tâm để ôn thi, thường sẽ được giảng viên gửi cho sinh viên vào những buổi học cuối cùng, nó sẽ tổng hợp những kiến thức quan trọng của môn học mà sinh viên cần nắm. Nếu sau này cần xem lại kiến thức chủ đạo của môn học, thì các em có thể xem lại đề cương ôn tập.
  • Đề thi tham khảo: Giúp sinh viên làm quen với cấu trúc đề thi, bao gồm những câu hỏi thường gặp, để giúp sinh viên kiểm tra kiến thức, nhanh chóng check xem mình đã nhớ bài chưa. Nếu sau này cần kiểm tra lại kiến thức môn học cũ xem mình còn nhớ bao nhiêu, thì các em có thể lấy đề thi tham khảo ra để làm lại.

Trên đây là 4 tài liệu môn học mà sinh viên nên lưu lại. Tuy nhiên, không phải môn học nào cũng có đủ 4 tài liệu trên, chẳng hạn như môn A không có đề cương ôn tập, môn B không có đề thi tham khảo, môn C không có slide bài giảng,… Nên thông thường, trung bình mỗi môn học sẽ chỉ có khoảng 3 tài liệu mà mình cần lưu lại thôi.

Sinh viên nên lưu trữ tài liệu online trên Google Drive

Vậy tổng cộng mỗi môn học sinh viên thường cần phải lưu lại 3 tài liệu, nghe có vẻ ít, nhưng khi nhân lên với tổng số môn chuyên ngành ở đại học thì sẽ ra một con số khá lớn. Thông thường, sinh viên sẽ có 5 học kỳ chuyên ngành, mỗi học kỳ khoảng 4-5 môn, tổng sẽ cần học khoảng 20-25 môn, tức là cần lưu trữ khoảng 60-75 tài liệu.

Các em sẽ khó lòng lưu lại nhiều tài liệu như thế ở nhà, hoặc ở phòng trọ, vì nó sẽ chiếm khá nhiều diện tích và sau này muốn lục lại tài liệu để xem cũng sẽ dễ bị rối. Thật ra, chỉ có giáo trình gốc của môn học chuyên ngành là mình cần lưu trữ lại sách thôi, còn các tài liệu khác thì sinh viên hoàn toàn có thể lưu trữ online trên Google Drive. Hầu như giảng viên sẽ đều gửi file slide bài giảng, đề cương ôn tập và đề thi tham khảo cho sinh viên, nên các em không cần lưu lại dưới dạn bản in, mà chỉ cần lưu online thôi. Đối với anh, lưu trữ tài liệu đại học online trên Google Drive sẽ đảm bảo an toàn, tiện lợi nhất, dễ dàng tìm kiếm tài liệu khi cần thiết và tất nhiên là hoàn toàn miễn phí. Cụ thể hơn về kinh nghiệm lưu trữ tài liệu đại học trên Google Drive của anh, thì các em có thể tham khảo tại đây. Chúc các em học tốt!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?