Sinh Viên Nhút Nhát, Thiếu Tự Tin Thì Phải Làm Sao?

Ngày nay, tự tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp bạn gặp nhiều thuận lợi hơn trong học tập, công việc và đời sống. Khi đi học, sinh viên tự tin giao tiếp, tự tin phát biểu, tự tin thuyết trình, chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt trong mắt giảng viên và gia tăng khả năng đạt điểm cao. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có được sự tự tin như thế, nhất là các bạn tân sinh viên, nếu các em đang cảm thấy mình còn khá nhút nhát, thiếu tự tin thì phải làm sao để thay đổi điều đó?

>> Phải làm sao khi chưa tự tin vào năng lực bản thân?

Những dấu hiệu của sự thiếu tự tin

Đầu tiên, sinh viên cần xác định chính xác xem liệu mình có phải là một người nhút nhát, thiếu tự tin hay không, thông qua những dấu hiệu sau. Đầu tiên, khi giao tiếp với người khác, các em có nói chuyện lưu loát, thoải mái không, có linh hoạt sử dụng ngôn ngữ cơ thể chưa, hay là mình bị “tàng hình” trong các cuộc giao tiếp, cứ luôn ấp úng, cười cười, chủ yếu là nghe người ta nói chứ mình chẳng nói gì, dù có muốn nói chuyện nhưng thật sự chưa biết phải nói điều gì, lo ngại rằng những gì mình nói ra sẽ bị người khác đánh giá, soi mói hoặc chê là nhạt nhẽo?

Tiếp theo, khi người khác nêu ý kiến trái chiều với mình, thì các em có mạnh dạn phản biện lại không, hay là người ta nói gì thì mình cũng đồng ý, không có chính kiến, chưa tự tin vào quan điểm của bản thân? Bên cạnh đó, khi đứng trước đám đông hoặc những người lạ, bạn vẫn có thể nói chuyện, thuyết trình bình thường, hay bạn sẽ cực kỳ hoang mang, run sợ, toát mồ hôi? Ngoài ra, một dấu hiệu phổ biến của người thiếu tự tin chính là họ sẽ thường khép mình lại, tránh xa đám đông, hầu như có rất ít mối quan hệ, thậm chí là không có nhiều bạn bè ở trường đại học luôn.

Thiếu tự tin mang đến những bất lợi gì cho sinh viên?

Nếu thấy mình có nhiều dấu hiệu ở phần trước, thì đích thực các em đang là một người thiếu tự tin rồi, và chính điều này sẽ mang đến cho sinh viên nhiều bất lợi. Đầu tiên, thiếu tự tin sẽ khiến sinh viên khó lòng bắt chuyện, làm quen với bạn bè ở đại học, không xây dựng được mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và các anh chị khoá trên, chính sự thiếu kết nối này sẽ tạo nhiều bất lợi cho các em trong suốt 4 năm đại học. Tiếp theo, sinh viên sẽ thường được yêu cầu làm bài tiểu luận nhóm, thuyết trình nhóm để lấy điểm, nếu sinh viên thiếu tự tin, nhút nhát, ngại giao tiếp với bạn bè, thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lập nhóm, thảo luận nhóm và trao đổi, tổng hợp thông tin với các bạn cùng nhóm.

Bên cạnh đó, khi học tập với một tâm lý nhút nhát, thiếu tự tin vào bản thân, thì sinh viên sẽ khó lòng tiến bộ, khó lòng đạt điểm số tốt. Chẳng hạn như các em tự ti về bản thân, cho rằng mình yếu kém, có học cũng không giỏi được, thì chính suy nghĩ tiêu cực ấy sẽ tự giới hạn năng lực của mình, khiến các em không có sự nỗ lực, cố gắng trong học tập, kéo kết quả học tập đi xuống. Song song đó, nếu sinh viên nhút nhát, thiếu tự tin thì sẽ mặc định đánh mất nhiều cơ hội gia tăng điểm số, chẳng hạn như tự tin phát biểu để lấy điểm cộng, tự tin thuyết trình để được điểm tốttự tin làm nhóm trưởng để được điểm cộng. Ngoài ra, nếu sinh viên chưa sớm khắc phục được sự thiếu tự tin, thì sau này khi đi phỏng vấn xin việc chắc chắn sẽ khó lòng được đánh giá tốt, vì mình trả lời phỏng vấn mà cứ rụt rè, ấp úng, thiếu tự tin.

Sinh viên nhút nhát, thiếu tự tin thì phải làm sao?

Nhút nhát, thiếu tự tin sẽ mang lại rất nhiều bất lợi cho sinh viên trong quá trình học tập và cả khi ra trường xin việc sau này. Chính vì thế, nếu đang cảm thấy mình chưa đủ tự tin, mình còn quá rụt rè, thì sinh viên cần phải sớm cải thiện tình trạng ấy bằng một số giải pháp sau:

  • Gạt bỏ suy nghĩ tự ti về bản thân: Đừng để điều đó khiến mình khép mình lại, vì bất kỳ ai cũng đều có những ưu nhược điểm riêng, điều quan trọng là bạn phải tự tin vào những điểm mạnh của bản thân, đồng thời, mạnh dạn đối mặt và khắc phục những điều mà mình còn đang thiếu sót.
  • Trau dồi và phát triển bản thân: Tất nhiên, sinh viên sẽ khó lòng có được sự tự tin khi bản thân mình còn quá nhiều điểm yếu, thậm chí là chưa có điểm gì nổi trội. Chính vì thế, một điều quan trọng giúp các em tự tin hơn chính là phải cố gắng trau dồi năng lực, phát triển bản thân hơn để mình trở thành một phiên bản hoàn hảo hơn.
  • Đạt kết quả học tập tốt: Nhiệm vụ chính của sinh viên là học tập, những bạn nào có kết quả học tập tốt thì sẽ chẳng có lý do gì để rụt rè, nhút nhát nữa. Vậy thì các em hãy tập trung và cố gắng học tập, mang về kết quả tốt, nắm vững kiến thức chuyên ngành, thì tự dưng mình sẽ tự tin hơn.
  • Quan sát những người tự tin: Xung quanh các em chắc chắn sẽ có nhiều người có phong thái cực kỳ tự tin, đó có thể là bạn bè cùng lớp, thầy cô, anh chị khoá trên, hãy quan sát xem họ có những điểm chung nào, khi giao tiếp thì họ thường nói chuyện ra sao, cử chỉ, hành động thế nào, rồi tự rút kinh nghiệm để mình học hỏi thêm.
  • Thực hành giao tiếp, thuyết trình thường xuyên: Chẳng có ai tự tin giao tiếp, thuyết trình sẵn cả, tất cả đều phải trải qua một quá trình nỗ lực rèn luyện và thường xuyên thực hành. Chính vì thế, các em hãy mạnh dạn thử sức, thực hành giao tiếp, thuyết trình với những bạn bè xung quanh, từ những nhóm nhỏ, rồi mở rộng số lượng lên, dần dần thì mình sẽ trở nên tự tin hơn và có thể tự tin khi thuyết trình trước lớp luôn.

Tự tin nhưng đừng tự cao, quá đề cao bản thân

Tự tin là một phẩm chất tốt, là một điều đáng tự hào, giúp chúng ta gặp nhiều thuận lợi hơn trong học tập và khi đi làm sau này. Sau một thời gian kiên trì rèn luyện, sinh viên hoàn toàn có thể trở nên dạn dĩ hơn, không còn nhút nhát, thiếu tự tin như trước nữa. Khi đó, các em hãy nhớ rằng mình tự tin nhưng đừng tự cao, quá đề cao bản thân, rồi xem thường những người khác, vì điều đó chẳng có gì hay ho, chỉ khiến mình trở nên xấu xí hơn trong mắt mọi người thôi.

Hãy nhớ rằng sự tự tin cần bắt nguồn từ việc tin vào năng lực của bản thân, cố gắng trau dồi để phát triển bản thân, chứ không đến từ việc so sánh bản thân với người khác, tự đề cao chính mình để hạ bệ những người xung quanh. Đồng thời, bản thân mỗi người cũng luôn tồn tại những điều thiếu sót mà mình cần trau dồi thêm. Thay vì quá tự cao về bản thân, thì các em nên dành thời gian để dần khắc phục những điểm yếu của mình, để học hỏi, phát triển bản thân hơn. Người tinh tế là người tự tin một cách khiêm tốn, đừng tự cao, đừng quá đề cao bản thân nhé!

>> Thử thách giúp bạn trưởng thành và tự tin vào đời

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Khi Có Mục Tiêu Rõ Ràng, Bạn Sẽ Làm Được Rất Nhiều Điều

Mỗi Ngày Chỉ Cần Tốt Hơn 1%, Bạn Sẽ Tiến Bộ Rất Nhiều

Học Tập & Làm Việc Ở Nước Ngoài Có Phải Ước Mơ Xa Vời?