Bên cạnh tư duy logic, tư duy tích cực, thì tư duy sáng tạo cũng là điều mà sinh viên cần quan tâm & rèn luyện càng sớm càng tốt. Sáng tạo là điều cực kỳ quan trọng khi đi làm sau này, tránh trường hợp cứ làm đi làm lại theo lối mòn cũ, vừa nhàm chán vừa chưa tối ưu hiệu quả công việc. Vậy sinh viên phải làm sao để rèn luyện cho mình tư duy sáng tạo? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
Tư duy sáng tạo là gì?
Tư duy sáng tạo là khả năng linh hoạt, nghĩ ra những ý tưởng, sáng kiến, kế hoạch mới lạ, hợp tình hợp lý, để giúp mang lại kết quả học tập/làm việc tốt hơn. Tức là nó bao gồm 2 khía cạnh, đầu tiên là sự mới mẻ, mớ lạ, khác biệt so với trước đây, và thứ 2 là phải mang lại hiệu quả, kết quả tốt hơn, chứ nếu chỉ mới lạ thôi, nhưng không hiệu quả, không áp dụng được, thì cũng chưa thể gọi là tư duy sáng tạo. Sau khi tìm hiểu rằng tư duy sáng tạo là gì, thì nhiều bạn cũng tiếp tục lăn tăn rằng có bắt buộc mình phải có khả năng sáng tạo không, nếu không sáng tạo được thì sẽ thế nào?
Sẽ thế nào nếu không có khả năng sáng tạo?
Nếu không có khả năng sáng tạo, bạn sẽ là người mặc định làm lại những gì đã có sẵn, theo các quy trình, hướng đi mà những người đi trước đã làm, và kết quả tối đa mà bạn đạt được sẽ như những người đã đi trước, chứ sẽ khó lòng tốt hơn hay nổi trội hơn. Khi không có khả năng sáng tạo, bạn cũng sẽ tự làm bản thân cảm thấy nhàm chán khi ngày nào cũng lặp lại y chang những việc thường nhật, học mãi theo cách cũ, làm việc mãi theo quy trình cũ, thì sớm mượn gì bạn cũng sẽ tự thấy chán, cảm thấy chuyện học hành/làm việc chẳng có gì thú vị, suốt ngày cứ phải lặp đi lặp lại như một cái máy, chẳng có gì mới mẻ.
Tiếp theo, khi không có khả năng sáng tạo thì bạn thường sẽ là người đi sau, đi theo sự sáng tạo của người khác, vậy thì bạn sẽ mãi chỉ là vai phụ mờ nhạt trong cuộc đời của những người kia, họ có nhiều ý tưởng sáng tạo, đóng góp, sáng kiến, thì họ sẽ trở nên nổi bật trong lớp học, trong công ty, còn bạn thì tới khi nào mới nổi bật? Ngoài ra, khi không có tư duy sáng tạo, bạn cũng sẽ hiếm khi có các bước tiến đột phá về kết quả làm việc hoặc sự nghiệp, nếu có thăng tiến thì cũng sẽ theo lộ trình chung, rằng đi làm nhiều năm sẽ được thăng tiến lên 1 cấp bậc, chứ sẽ khó lòng thăng tiến nhanh hơn.
>> Khả năng sáng tạo giúp ích thế nào cho sinh viên trong học tập?
Sáng tạo có giúp tăng lợi thế khi ứng tuyển không?
Sau khi tìm hiểu rằng sẽ thế nào nếu không có khả năng sáng tạo, thì bạn sẽ thấy rằng nó tác động rất nhiều, mang lại nhiều bất lợi cho chính bạn trong cả chuyện học tập lẫn làm việc. Song song đó, thì nhiều người cũng tự hỏi rằng nếu khả năng sáng tạo có tác động tới kết quả làm việc, thì liệu nhà tuyển dụng có đưa nó thành 1 tiêu chí để đánh giá ứng viên không, hoặc liệu nếu có tư duy sáng tạo thì có giúp tăng lợi thế khi ứng tuyển không?
Câu trả lời là có, nhiều công việc đòi hỏi tính sáng tạo cao, chẳng hạn như marketing, content creator, thì sẽ nêu thẳng luôn trong mô tả công việc rằng yêu cầu ứng viên có tư duy sáng tạo tốt. Hoặc với các công việc khác, dù sáng tạo không phải yêu cầu bắt buộc/tiên quyết, nhưng cũng có thể phía HR sẽ ghi trong mô tả công việc rằng ưu tiên ứng viên có tư duy sáng tạo trong công việc. Hoặc nếu trong mô tả công việc không đề cập tới, thì khi bước vào vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng có thể đặt ra 1 số câu hỏi để khai thác tư duy sáng tạo của ứng viên, khi so sánh, đánh giá và lựa chọn ứng viên, nếu gặp phải 2 người ngang tài ngang sức về kiến thức, chuyên môn, năng lực, thì có thể phía HR sẽ dựa vào tư duy sáng tạo để quyết định xem ai nhỉnh hơn, ai sẽ được offer công việc.
Sinh viên phải làm sao để rèn luyện tư duy sáng tạo?
Đối với một số người, thì sáng tạo có thể là năng khiếu bẩm sinh, hoặc ngay từ nhỏ đã được ba mẹ dạy dỗ theo phương pháp đa dạng tư duy, kích thích khả năng sáng tạo, nên dần tới khi lớn tự dưng đã có nền tảng sẵn về khả năng sáng tạo. Còn đối với những ai đã lớn rồi, hoặc sinh viên cũng 18-20 tuổi rồi nhưng thấy mình chưa có khả năng sáng tạo, thì cũng đừng quá lo lắng, mình hoàn toàn có thể rèn luyện được điều ấy.
Có nhiều cách khác nhau để sinh viên rèn luyện tư duy sáng tạo, các em nên tham khảo nhiều cách, rồi thử nghiệm và chọn ra đâu là phương pháp phù hợp & hiệu quả nhất đối với mình, giúp mình cảm thấy hào hứng và thoải mái khi rèn luyện. Đầu tiên, các em có thể rèn luyện sự sáng tạo thông qua việc có những ý tưởng, sáng kiến cho bài thuyết trình/tiểu luận nhóm, hãy mạnh dạn trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp trong các buổi họp nhóm khi teamwork, khi làm bài tiểu luận/thuyết trình nhóm ở trường đại học, càng năng nổ, tích cực đóng góp ý kiến thì sinh viên sẽ càng có nhiều cơ hội để nâng cao tư duy sáng tạo và khả năng nhạy bén trong tư duy của mình.
Hoặc sinh viên cũng có thể rèn luyện tư duy sáng tạo bằng cách giải bài tập theo nhiều hướng, nhiều cách giải, miễn sao ra đúng đáp án, hoặc đánh giá, nhìn nhận các câu hỏi về kiến thức môn học dưới góc nhìn đa chiều, nhìn bằng nhiều khía cạnh, để có nhiều phương án, giải pháp đa dạng hơn khi làm bài, hoặc khi có góc nhìn đa chiều, suy nghĩ ra được nhiều phương án, thì cũng tăng khả năng giúp các em tìm được phương án tốt nhất cho bài làm, thay vì lúc nào cũng chỉ nhìn 1 cách, 1 đáp án duy nhất, nhưng chưa chắc gì đó đã là đáp án tối ưu/chính xác nhất.
Bên cạnh đó, không chỉ trong học tập, mà cả trong cuộc sống, khi đối mặt với các sự việc, vấn đề, những gì cần phân tích, đưa ra quyết định, thì sinh viên cũng có thể thử nhìn nhận một cách đa chiều, nghĩ ra các ý tưởng, biến tấu sao cho linh động, phù hợp với từng tình huống, chứ không nên lặp lại theo lối mòn cũ, điều này vừa giúp các em đưa ra quyết định phù hợp, chính xác hơn, vừa giúp sinh viên trau dồi cho mình tư duy sáng tạo. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể mở rộng vốn tri thức, hiểu biết của bản thân, càng nhiều vốn tri thức thì càng có nền tảng tốt cho việc sáng tạo, chẳng hạn như đọc sách nhiều hơn, đọc sách báo, thông tin liên quan tới chuyên ngành, tới các lĩnh vực mình quan tâm, hoặc tự quan sát, học hỏi từ những trải nghiệm thực tế, kiểu như đi một ngày đàng, học một sàng khôn, càng học, càng nắm vững nhiều điều thì càng tăng khả năng nhạy bén trong tư duy sáng tạo.
Bài viết này đã giúp sinh viên hiểu rõ hơn về những bất lợi khi không có khả năng sáng tạo, đồng thời, đưa ra một số gợi ý giúp các em rèn luyện tư duy sáng tạo. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho các em!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.