Sinh Viên Thấy Mình Xài Tiền Hao Quá Thì Phải Làm Sao?

Xài tiền là chuyện bình thường, ai cũng có nhu cầu chi tiêu và có những chi phí mình mặc nhiên phải sử dụng hàng ngày, hàng tháng, chứ không thể nào cắt bỏ được. Sinh viên cũng thế, cũng như bao người khác, các em vẫn cần gia đình hỗ trợ chi phí sinh hoạt hàng tháng, ba mẹ cũng hiểu được rằng các em cũng có nhiều khoản cần chi tiêu, miễn sao hợp lý là được. Nhưng lỡ sinh viên thấy mình đang xài tiền hao quá thì phải làm sao? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

Những khoản tiền sinh viên thường phải chi tiêu

Để kịp thời kiểm soát hợp lý khi thấy mình đang xài tiền hao quá, thì trước tiên, sinh viên phải liệt kê được những khoản tiền mà mình thường phải chi tiêu, là những điều bắt buộc, có thể cắt giảm đôi chút chứ không thể loại bỏ hoàn toàn. Tuỳ bản thân mỗi người sẽ có các khoản chi phí khác nhau, nhưng thường sẽ xoay quanh những điều sau:

  • Chi phí ăn uống: Mỗi ngày 3 bữa, bao gồm bữa sáng, trưa, tối là nhu cầu cơ bản của bất kỳ ai, chúng ta sẽ không đủ năng lượng để sinh hoạt, học tập, sẽ dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, kiệt sức, chóng mặt nếu như nhịn đói, ăn không đủ chất, không đủ bữa. Chính vì thế, ăn uống là nhu cầu cơ bản & không thể thiếu, cắt giảm gì thì cắt chứ sinh viên không nên và không thể cắt giảm tiền ăn uống mỗi ngày.
  • Chi phí di chuyển: Trừ khi nhà gần trường hoặc sinh viên thuê trọ gần trường trong phạm vi có thể đi bộ, và cả tháng cũng không di chuyển đi đâu chơi gì hết thì mới không tốn chi phí di chuyển, nhưng đó cũng là điều khá hy hữu. Xét trên mặt bằng chung của tất cả sinh viên, thì các em vẫn phải tốn tiền xăng xe + gửi xe nếu di chuyển bằng xe máy, hoặc nếu đi học bằng xe buýt thì cũng cần tiền để mua vé.
  • Chi phí phòng trọ: Bạn nào nhà ở thành phố hoặc có thể ở nhờ nhà người thân thì sẽ đỡ tốn khoản phí này, còn đa số sinh viên khi lên thành phố học đại học sẽ cần trả tiền hàng tháng cho việc thuê phòng trọ, ký túc xá, chưa kể các khoản chi phí sinh hoạt như điện, nước, phí quản lý, wifi,…

Đây là 3 nhóm chi phí, 3 khoản tiền mà sinh viên thường phải chi tiêu mỗi tháng, hầu như sẽ không thể cắt bỏ được, ngoài ra, vẫn có những khoản chi phí khác như đi chơi, du lịch, xem phim, giải trí, mua sắm quần áo, vật dụng,… tuỳ theo nhu cầu sử dụng của mỗi người.

Sinh viên thường tiêu xài khoảng bao nhiêu mỗi tháng?

Để xác định xem mình có đang tiêu xài hao phí hay không, hoặc nếu có thì đang hoang phí tới mức nào, thì sinh viên cần phải ước lượng con số trên mặt bằng chung để tham khảo, tức là bình thường các bạn sinh viên khác sẽ tiêu xài khoảng bao nhiêu mỗi tháng, thì đó sẽ là cột mốc để các em tự so sánh, đánh giá, và cũng là mục tiêu mình có thể đặt ra để kiểm soát chi tiêu trong những tháng tiếp theo. Thông thường, sinh viên sẽ chi tiêu trong khoảng 3.500.000đ – 5.500.000đ/tháng, nếu bạn nào đang tiêu xài trong khoảng này thì bình thường, còn nếu bạn nào đang nhiều hơn thì có khả năng rằng các em đang xài tiền hao quá. Vậy lỡ thấy mình xài tiền hao quá thì sinh viên phải làm sao?

Sinh viên thấy mình xài tiền hao quá thì phải làm sao?

Khi sinh viên xài tiền hao quá, nó sẽ ảnh hưởng & gây áp lực nhiều cho phụ huynh, rằng ba mẹ phải ráng cày cuốc nhiều hơn để có đủ tiền trang trải cho chuyện ăn học của các em, nhất là với các gia đình không quá dư dả, làm chỉ vừa đủ ăn, thì chuyện sinh viên xài tiền hao quá sẽ khiến phụ huynh phải vất vả hơn. Các em hoàn toàn có thể kiểm soát được điều này bằng cách tập quản lý chi tiêu, ghi chú lại các khoản tiền mà mình đã sử dụng mỗi ngày, càng cụ thể càng tốt, rồi cuối ngày sẽ nhìn lại & đánh giá xem các khoản chi tiêu nào có thể giảm bớt, không cần thiết lắm, không bắt buộc phải chi tiền, thì sẽ lưu ý để cắt bớt đi, hạn chế sử dụng trong tương lai.

Có thể ban đầu các em sẽ thấy khá gò bó, kiểu như đang chi tiêu thoải mái không cần lo nghĩ gì, chẳng cần phải ghi chú lại, vậy mà bây giờ xài tiền để làm gì cũng phải note lại, rồi phải cân đo xem xét mức độ cần thiết của nó, sao mắc công quá, mệt ghê. Nhưng khi các em đã quen với điều đó, biến nó thành một thói quen thường ngày, thì dần dần sẽ thấy đó là điều bình thường, không có gì quá phức tạp, và đương nhiên nó cũng sẽ hình thành cho sinh viên thói quen chi tiêu hợp tình hợp lý hơn, tránh việc chi tiêu thoải mái, xài tiền hao, vung tay quá trớn,…

Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng sinh viên thấy mình xài tiền hao quá thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Tân Sinh Viên Thấy Mình Học Kém Thì Phải Làm Sao?

Học Song Ngành & Văn Bằng 2 Khác Nhau Thế Nào?

Sinh Viên Thuê Trọ Ở Ghép & Cách Chọn Bạn Cùng Phòng