Sợ Thất Bại, Do Bạn Yếu Kém Hay Đây Là Nỗi Lo Không Của Riêng Ai?

Ai trong chúng ta cũng có những nỗi sợ riêng, đó có thể là nỗi sợ với những thứ hiện hữu mà mình có thể nhìn thấy bằng mắt, nhưng cũng có thể là những nỗi sợ từ sâu trong tâm trí, trong suy nghĩ, trong tiềm thức. Thất bại cũng là một điều có thể khiến bạn e sợ, không muốn phải đối diện, thậm chí tìm đủ mọi cách để giảm thiểu nguy cơ thất bại xuống. Vậy khi sợ thất bại, đó là do bạn yếu kém hay đây là nỗi lo không của riêng ai?

>> Bài học nào được rút ra sau những lần thất bại?

Cảm giác sợ thất bại sẽ ra sao?

Trước khi giải đáp băn khoăn rằng sợ thất bại là do bạn yếu kém, hay đây là nỗi lo không của riêng ai, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem cảm giác sợ thất bại sẽ ra sao? Khi sợ thất bại, mỗi người sẽ có cảm giác khác nhau, nhưng thường thì nó cũng giống như các nỗi sợ khác, bao gồm cảm giác lo lắng, bồn chồn, muốn né tránh chứ không muốn đối diện một chút nào. Song song đó, nỗi sợ thất bại cũng khiến mình ngại ngùng, không dám nhận những công việc phức tạp, lẩn trốn  những nhiệm vụ khó khăn, không dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.

Song song đó, cảm giác sợ thất bại thường lúc nào cũng mang trong mình dòng suy nghĩ rằng lỡ mình làm không được thì sao, lỡ để xảy ra sai sót thì thế nào, sợ bị trách mắng, trách phạt, chê cười, rồi lỡ thất bại thì cũng không biết đối diện kiểu gì? Càng nghĩ, bạn sẽ càng bị ám ảnh bởi nỗi sợ thất bại, và khi điều đó đã ăn sâu vào trong tâm trí, thì sẽ khiến bạn ngày càng mệt mỏi, nản chí, bị phân tâm, khó lòng tập trung làm những chuyện khác.

Biểu hiện thường gặp của người sợ thất bại

Nếu bạn thấy mình đôi lúc cũng xuất hiện những cảm giác lo sợ thất bại tương tự như thế, nhưng cũng chưa chắc lắm, chưa đủ để khẳng định rằng mình là người sợ thất bại, thì hãy điểm qua những biểu hiện thường gặp sau đây:

  • Cứ luẩn quẩn trong vùng an toàn, không dám bứt phá giới hạn của bản thân;
  • Thường chỉ làm lại những gì mình đã biết, ngại đối mặt với công việc mới, nhiệm vụ mới;
  • Thích làm việc nhóm hơn làm độc lập, lo rằng mình tự làm một mình sẽ không khả quan;
  • Chưa kịp làm gì đã nghĩ ngay tới chuyện thất bại, cho rằng mình không làm được, khó lắm;
  • Nếu có ai nói bạn sai, bạn có xu hướng né tránh, thậm chí còn biện hộ chứ không chấp nhận sự thật;
  • Không tự tin vào năng lực bản thân, luôn tìm cách sống trong lớp vỏ bọc, che giấu khuyết điểm, yếu kém của bản thân, sợ mình không đủ khả năng hoàn thành rồi lại thất bại;
  • Thường trông chờ vào may mắn, hy vọng mọi chuyện tốt đẹp, chứ không trực tiếp hành động để xoay chuyển, làm chủ kết quả công việc của mình…

>> Phải làm sao khi thất bại nhiều lần liên tiếp?

Sợ thất bại do bạn yếu kém, hay là nỗi lo không của riêng ai?

Bên cạnh những biểu hiện ở phần trước, thì tuỳ từng trường hợp, người sợ thất bại sẽ có thêm những biểu hiện khác nữa, nếu bạn thấy mình đang có khoảng 3 dấu hiệu trở lên, thì khả năng cao rằng bạn đang là một người chưa tự tin vào bản thân, ngại đối diện với khó khăn, thử thách, sợ thất bại,… Vậy chuyện sợ thất bại là do bạn yếu kém, hay là nỗi lo không của riêng ai? Thật ra, điều này phần lớn đến từ cá nhân mỗi người, tức là bản thân bạn cũng có những điểm yếu kém, thiếu sót, chưa hoàn hảo, chưa tự tin vào năng lực, nên dẫn tới nỗi sợ thất bại.

Tuy nhiên, mỗi người ai cũng có những yếu kém, những nỗi sợ thất bại, kể cả những người mà bạn thấy rằng họ cực kỳ tài giỏi, thông minh, đang trên đỉnh cao sự nghiệp, đạt được nhiều thành tích, thành tựu cá nhân, nhưng vẫn có những điều khiến họ phải e ngại. Đây là nỗi lo không của riêng ai, chỉ khác ở chỗ là nỗi sợ ấy nhiều hay ít, đang có chiều hướng tăng hay giảm, và cá nhân mỗi người có đang tìm cách để mình mạnh mẽ hơn, vững vàng năng lực hơn để vơi bớt nỗi sợ thất bại hay không? Vậy làm sao để chúng ta mạnh mẽ vượt qua nỗi sợ thất bại?

Làm sao để chúng ta mạnh mẽ vượt qua nỗi sợ thất bại?

Có 2 hướng để bạn có thể vượt qua nỗi sợ thất bại, tuỳ bản thân mỗi người có thể cân nhắc để lựa chọn xem đâu là hướng giải quyết phù hợp với mình nhất. Phương án thứ 1, bạn có thể sử dụng châm ngôn “thất bại là mẹ thành công“, để tạo động lực cho bản thân rằng mỗi khi thất bại, thì bạn sẽ học hỏi được nhiều điều, tự rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá để hoàn thiện bản thân, giúp mình ngày càng vững vàng năng lực hơn, không còn sợ thất bại vì mình yếu kém nữa.

Phương án thứ 2, bạn có thể vượt qua nỗi sợ thất bại bằng cách hình dung trước những tác hại mà mình sẽ gặp phải khi cứ liên tục sợ thất bại. Thay vì sợ thất bại, thì bạn hãy sợ những tác hại của chuyện sợ thất bại, chẳng hạn như nó sẽ khiến bạn cứ mãi giậm chân tại chỗ, không tiến bộ, lần lượt nhìn mọi người vượt qua mình, thành công hơn, giỏi giang hơn, khiến bạn đánh mất nhiều cơ hội, trong cả việc phát triển bản thân lẫn kiếm tiền, thậm chí có thể phải đối mặt với rủi ro bị đào thải, thất nghiệp vì cứ luôn sợ thất bại, không chịu khắc phục những yếu kém của bản thân. Chính những tác hại đó sẽ tạo động lực để bạn cố gắng thay đổi, khắc phục những yếu kém của mình, và dần quên đi nỗi sợ thất bại.

Bài viết này đã giúp bạn giải đáp được băn khoăn rằng sợ thất bại do bạn yếu kém hay đây là nỗi lo không của riêng ai? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Không có sự chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại, đúng không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Vì Sao Bạn Thường Bỏ Cuộc Giữa Chừng?

22 Tuổi Là Đã Lớn Chưa, Trưởng Thành Chưa?

Học Giỏi Mà Sao Không Tìm Được Việc Làm?