Tân sinh viên trước khi nhập học đại học thường sẽ có nhiều băn khoăn, đây có thể xem là bước ngoặt lớn, với nhiều thay đổi, nhiều điều mới lạ, khác biệt so với hồi cấp 2, cấp 3. Song song đó, nếu các em ở xa lên thành phố học đại học, phải thuê trọ, sống xa gia đình, đối mặt với cuộc sống tự lập, tự chăm lo ăn uống, sinh hoạt cá nhân, thì lại càng bỡ ngỡ, trăn trở nhiều hơn. Có một bạn sinh viên đã gửi băn khoăn của mình đến Tự Tin Vào Đời rằng tân sinh viên lên Hà Nội nhập học cần chuẩn bị những gì, chúng ta sẽ cùng giải đáp nhé!
>> Tân sinh viên nộp hồ sơ nhập học ở đâu, khi nào, bao gồm những gì?
Tân sinh viên lo lắng khi chuẩn bị nhập học
Chào anh. Em vừa tốt nghiệp cấp 3, sắp tới em dự định học tiếp thì anh có thể chia sẻ cho em 1 chút về môi trường trên Hà Nội và cách dạy trên đại học, cách học sao cho hiệu quả và những kỹ năng gì mà sinh viên năm nhất cần có, với lại sinh viên năm nhất 1 ngày nên đi làm thêm mấy tiếng là đủ ạ? Em cảm ơn !
Cảm giác nhập học ở Hà Nội sẽ như thế nào?
Chào em, khi lên Hà Nội nhập học, chắc hẳn em sẽ lẫn lộn trong nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau, vừa có sự hào hứng vì chuẩn bị bước sang môi trường học tập mới, và cả môi trường sống mới, vừa có một chút lo lắng, hoang mang khi phải bắt đầu một cuộc sống tự lập, không còn trong vòng tay bảo bọc của cha mẹ, vừa pha lẫn sự lạc lõng khi xung quanh toàn những bạn xa lạ, chưa quen biết ai, và cũng lạ lẫm với cuộc sống nhộn nhịp, năng động ở Hà Nội. Đây là những trạng thái cảm xúc hoàn toàn bình thường mà có thể em sẽ trải qua khi mới bước chân lên Hà Nội, bắt đầu cuộc sống của một tân sinh viên đại học, bước ra khỏi vùng an toàn và tự rèn giũa bản thân trong một môi trường hoàn toàn mới.
Điều em cần làm vào lúc đó chính là nhanh chóng thoát ra khỏi cảm giác bỡ ngỡ, hãy mạnh dạn khám phá những điều mới lạ đang chờ đón mình ở trường đại học, ở thủ đô Hà Nội, nơi có cuộc sống năng động, hiện đại, là nơi giao thoa văn hoá nhiều vùng miền, được tiếp xúc với nhiều người bạn đến từ khắp mọi miền đất nước, các bạn ấy cũng là những người mới lên Hà Nội, cũng còn nhiều bỡ ngỡ và sẵn lòng làm quen kết bạn. Biết đâu chính những người bạn ấy sẽ trở thành những người bạn cực kỳ thân thiết sau này, cùng nhau trải qua 4 năm đại học, cùng giúp nhau phát triển, học tốt hơn, động viên nhau vượt qua những khó khăn, thử thách trong hành trình sắp tới.
Thật ra, em chẳng cần phải lo lắng quá nhiều, hay chuẩn bị quá cầu kỳ, chỉ đơn giản rằng mình chuẩn bị một số vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày, tìm thuê phòng trọ, học cách sống tự lập, tự nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, nó cũng đơn giản thôi. Sau đó, hãy thoả sức khám phá môi trường đại học và cuộc sống ở Hà Nội, ban đầu, có thể Hà Nội là một nơi khá lạ lẫm với em, nhưng khi em đã ở Hà Nội đủ lâu, đã khám phá được hết những nét đặc trưng, những điểm tốt đẹp của Hà Nội, của người dân nơi đây, thì nhiều khả năng em sẽ cực kỳ yêu thích và lưu luyến đấy. Và tất nhiên, một điều điều quan trọng mà sinh viên cần chuẩn bị chính là hãy tìm hiểu trước về cách giảng dạy, học và thi ở đại học, để đảm bảo rằng mình lên Hà Nội nhập học là một quyết định đúng đắn, giúp mang về kết quả học tốt và nắm vững kiến thức.
>> Sinh viên năm 1 cần lưu ý những gì trước khi nhập học?
Sinh viên lưu ý cách giảng dạy, học và thi ở đại học
Em lên Hà Nội nhập học, để tiếp thu kiến thức, và tìm kiếm cho mình cơ hội phát triển bản thân, bước ra khỏi vùng an toàn, khám phá những năng lực tiềm ẩn của mình. Dù với mục đích, mục tiêu thế nào chăng nữa, thì hãy đảm bảo rằng mình luôn đặt chuyện học hành lên ưu tiên hàng đầu, phải cố gắng học tốt, mang về điểm số cao và nắm vững các kiến thức môn học, vì chúng sẽ cực kỳ hữu ích khi đi làm sau này, giúp sinh viên mới ra trường gặp nhiều thuận lợi khi bắt đầu tìm việc làm. Vậy sinh viên nhập học cần lưu ý gì về cách giảng dạy, học và thi ở đại học để mang về kết quả tốt nhất?
Đầu tiên, tân sinh viên phải hình dung được nhữung điểm khác biệt trong cách giảng dạy ở môi trường đại học so với hồi cấp 3, cụ thể hơn, em có thể tham khảo tại đây. Còn về cách học và thi để đạt điểm cao, đảm bảo mình hiểu bài và nắm vững kiến thức, thì em cần phải củng cố động lực học tập cho mình, phải luôn nhắc nhở bản thân rằng học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất, nếu học tốt thì tương lai của mình sẽ tốt, tăng cơ hội gặt hái được nhiều thành công. Động lực càng lớn thì sinh viên sẽ càng học hành chăm chỉ, nghiêm túc hơn, chẳng hạn như sẽ đi học đầy đủ, đúng giờ, tập trung nghe giảng, chăm chỉ ôn bài, làm bài tập về nhà, ôn thi nghiêm túc,… thì tất nhiên sẽ mang về kết quả học tập tốt. Tóm lại, mặc dù cách giảng dạy, học và thi ở đại học sẽ có nhiều khác biệt so với hồi cấp 3, nhưng nó sẽ không quá khó tới nỗi khiến các em chùn bước, hãy đảm bảo mình có động lực học tập tốt, chăm chỉ và nghiêm túc trong chuyện học hành.
Tân sinh viên nên trau dồi những kỹ năng mềm nào?
Song song với chuyện học tập, thì sinh viên khi nhập học cũng đặt ra cho mình thêm mục tiêu rằng phải cố gắng trau dồi, phát triển bản thân, điển hình là chuyện tự rèn luyện thêm các kỹ năng mềm hữu ích, giống như em có đề cập trong phần câu hỏi của mình. Vậy nếu đang có dự định này, thì tân sinh viên nên ưu tiên trau dồi trước những kỹ năng mềm nào? Thật ra, mỗi người sẽ tự có cách nhìn nhận, cân nhắc xem liệu các kỹ năng mềm nào sẽ cần thiết nhất đối với bản thân, rồi chỉ cần tập trung lần lượt trau dồi từng kỹ năng. Còn nếu vẫn đang lăn tăn, chưa biết nên chọn thế nào, thì tân sinh viên có thể tham khảo một số kỹ năng mềm phổ biến, chẳng hạn như giao tiếp, thuyết trình, lắng nghe, phản biện, làm việc nhóm, quản lý thời gian, sắp xếp, quản lý công việc,… Ngoài ra, em cũng có thể tìm hiểu trước xem công việc sau này của mình sẽ cần thành thạo các kỹ năng mềm nào, rồi ưu tiên trau dồi chúng trước.
>> Cách rèn luyện các kỹ năng mềm phổ biến nhất hiện nay
Sinh viên năm nhất nên đi làm thêm mấy tiếng/ngày?
Chắc là em cũng đang có dự định đi làm thêm đúng không, nên mới có lăn tăn ràng sinh viên năm nhất nên đi làm thêm mấy tiếng/ngày? Đây cũng là băn khoăn chung của nhiều tân sinh viên sau khi nhập học, vì khi nhìn xung quanh, thấy các anh chị khoá trên đa phần đều đang đi làm thêm part time, nên mình cũng muốn thử sức, vừa kiếm thêm thu nhập, vừa trau dồi thêm được nhiều hành trang hữu ích cho bản thân. Và tất nhiên, sinh viên hoàn toàn có thể sắp xếp thời gian để đi làm thêm ngay từ năm nhất, với rất nhiều công việc khác nhau, tuỳ mình lựa chọn xem đâu là việc phù hợp với khả năng của bản thân, và nên ưu tiên các việc làm thêm linh hoạt thời gian, có thể làm theo ca, theo giờ, để dễ dàng cân đối thời gian học và ôn thi, tránh ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập. Thông thường, sinh viên nên đi làm thêm khoảng 5-6 tiếng/ngày, và nên giãn cách ngày ra, mỗi tuần mình đi làm thêm tầm 4-5 buổi thôi, tránh việc đi làm thêm quá nhiều sẽ không còn đủ thời gian cho việc học, khiến kết quả học tập sa sút. Tới khi nghỉ hè, có nhiều thời gian rảnh hơn, thì sinh viên có thể tăng thời gian đi làm thêm nhiều hơn, rồi khi nhập học trở lại thì điều chỉnh lại cho hợp lý nhé!
Bài viết này đã giải đáp băn khoăn rằng tân sinh viên lên Hà Nội nhập học cần chuẩn bị những gì, lưu ý gì về cách giảng dạy, học và thi ở đại học, đồng thời, giải đáp thêm một số lăn tăn về chuyện rèn luyện kỹ năng mềm, đi làm thêm,… Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với em!
>> Sinh viên đại học thường nhập học vào tháng mấy?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.