Thiếu Kinh Nghiệm, Kỹ Năng, Làm Sao Để Tìm Chỗ Thực Tập?

Đứng trước ngưỡng cửa thực tập, rất nhiều sinh viên lo lắng vì đang thiếu kinh nghiệm và kỹ năng? CV gửi đi mãi không được hồi đáp, hoặc không biết bắt đầu từ đâu để tìm một vị trí thực tập phù hợp. Làm thế nào để vượt qua rào cản này và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng? Hãy khám phá ngay những bí quyết giúp sinh viên tìm được chỗ thực tập như ý dù đang thiếu kinh nghiệm và kỹ năng!

>> Cơ hội thực tập cho sinh viên học lực khá

Công ty yêu cầu gì ở sinh viên thực tập?

Trước khi giải đáp vấn đề thiếu kinh nghiệm, kỹ năng, làm sao để tìm chỗ thực tập, thì chúng ta cần làm rõ rằng công ty cần gì ở sinh viên thực tập? Đương nhiên, đó không phải là kinh nghiệm, vì sinh viên còn đang đi học, chưa đi làm thực tế ở doanh nghiệp nên sẽ không thể có các kinh nghiệm liên quan tới công việc chuyên ngành. Dù bạn nào đã từng đi làm thêm thì cũng tích luỹ được 1 vài kinh nghiệm sương sương của công việc part time, chứ cũng sẽ chưa thể đầy đủ kinh nghiệm như người đã làm nhiều năm trong ngành. Khi bỏ yếu tố kinh nghiệm sang một bên, thì còn lại 2 tiêu chí quan trọng mà đa số công ty sẽ yêu cầu ở sinh viên thực tập, đó là kiến thức chuyên ngành và các kỹ năng mềm liên quan tới công việc.

Trong suốt quá trình học tập ở trường đại học, sinh viên đã được tiếp xúc với nhiều môn chuyên ngành, nên đương nhiên khối lượng kiến thức cần tích luỹ cũng nhiều và đủ để thuyết phục nhà tuyển dụng khi tìm chỗ thực tập. Mấu chốt nằm ở chỗ sinh viên có thật sự tập trung, cố gắng và nghiêm túc học tập để tích luỹ kiến thức chưa? Bạn nào còn đang lơ là, kết quả học tập kém, chưa nắm vững kiến thức thì phải xem lại. Tương tự đối với yêu cầu về kỹ năng mềm, nhà tuyển dụng sẽ muốn khai thác xem bạn sinh viên thực tập này đã thành thạo các kỹ năng mềm liên quan tới vị trí ứng tuyển chưa?

Thiếu kinh nghiệm, kỹ năng, làm sao để tìm chỗ thực tập?

Như đã phân tích ở phần trước, nếu đang thiếu kinh nghiệm, điều đó không ảnh hưởng gì tới việc tìm chỗ thực tập, vì nhà tuyển dụng không đòi hỏi kinh nghiệm khi tuyển thực tập sinh. Tuy nhiên, thiếu kỹ năng mềm là một điểm trừ khiến sinh viên gặp khó khăn khi tìm chỗ thực tập, nhất là các kỹ năng phổ biến như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, các em hoàn toàn có thể tự trau dồi chúng khi tham gia CLB hoặc đi làm thêm, khá nhiều bạn khác đã làm được mà tại sao mình lại chưa? Vì thế, không còn cách nào khác ngoài việc sinh viên phải cố gắng trau dồi cho mình tối thiểu là 3 kỹ năng mềm đó, không đòi hỏi phải tới level giỏi, nhưng cũng nên tới level khá, thì mới tăng được cơ hội khi tìm chỗ thực tập.

Hoặc nếu thời gian tìm chỗ thực tập quá cấp bách, không kịp để sinh viên khắc phục điểm yếu về kỹ năng mềm, thì các em hãy bù đắp bằng các yếu tố khác mà nhà tuyển dụng cũng đang quan tâm, chẳng hạn như:

  • Kiến thức chuyên ngành: Với các bạn “mọt sách” chỉ lo học mà quên chưa trau dồi kỹ năng mềm, tạm thời các em có thể dùng điều đó để nói chuyện với nhà tuyển dụng, rằng dù hiện tại đang thiếu kỹ năng, nhưng bù lại thì sinh viên có kết quả học tập tốt, GPA ổn áp, nắm vững kiến thức chuyên ngành, khi vào công ty thực tập sẽ cố gắng hoàn thiện thêm về kỹ năng mềm của mình;
  • Thành tích về học tập, phong trào: Nếu sinh viên có tham gia các cuộc thi học thuật, phong trào trong trường và đạt kết quả cao thì có thể kèm theo trong CV thực tập. Tương tự, nếu bạn nào đạt danh hiệu sinh viên 5 tốt hoặc đạt các học bổng thì cũng có thể chia sẻ về chúng trong CV;
  • Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: Thật ra, ngoại ngữ và tin học cũng có thể được xem là kỹ năng, nên có thể bù đắp cho việc sinh viên thiếu kỹ năng mềm. Tức là những bạn nào có năng lực ngoại ngữ tốt, đã đi thi đạt chứng chỉ TOEIC, IELTS hoặc các chứng chỉ khác ở mức điểm tốt, thì cứ mạnh dạn chia sẻ với nhà tuyển dụng. Tương tự với chứng chỉ tin học văn phòng cũng sẽ khá hữu ích trong công việc khi đi thực tập.

Bên cạnh đó, để tăng thêm cơ hội khi tìm chỗ thực tập, sinh viên nên dành thời gian tìm hiểu kinh nghiệm ứng tuyển, về cách chuẩn bị CV sao cho tối ưu, trả lời các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh thường gặp, hãy chuẩn bị kỹ những điều đó, càng trau chuốt thì càng tăng khả năng được chọn. Đồng thời, hãy luôn đề cao tinh thần ham học hỏi, vì nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng tốt với những bạn thực tập sinh có thái độ cầu thị, có chí cầu tiến, sẵn sàng học hỏi khi được công ty training, hướng dẫn. Bài viết này đã giải đáp băn khoăn của sinh viên rằng thiếu kinh nghiệm, kỹ năng, làm sao để tìm được chỗ thực tập? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Cách Duy Trì Động Lực Học Tập Dài Hạn

Cách Thoát Cảm Giác Lạc Lõng Khi Mới Vào Đại Học

Cách Làm Tiểu Luận Điểm Cao Không Sao Chép Ý Tưởng