Thực Hư Chuyện Bị Rớt Thử Việc Vì Không Hoà Đồng?

Khi đang lướt mạng xã hội như thường ngày, tự dưng mình bắt gặp được một thông tin rằng có 1 bạn đã bị rớt thử việc vì không hoà đồng, câu chuyện này nhận được rất nhiều lượt quan tâm, tương tác, có nhiều quan điểm trái chiều, có người cho rằng công ty không sai khi làm thế, nhưng cũng có ý kiến cho rằng công ty đó kỳ quặc, sao lại đánh trượt người ta vì không hoà đồng, sao không tập trung vào kết quả làm việc? Thực hư chuyện này thế nào, hãy cùng Tự Tin Vào Đời phân tích dưới góc độ khách quan nhé!

Đi làm có cần hoà đồng, thân thiện không?

Hoà đồng, thân thiện là một nét tính cách bình thường của mỗi người, thật ra bản chất chúng ta ai cũng có sự hoà đồng, chứ đâu ai muốn tự tách biệt mình với mọi người, trở nên lạnh lùng, không chơi với ai,… Tuy nhiên, khi đi làm, bước vào môi trường làm việc thì một số người sẽ có quan điểm khác, họ muốn bản thân trở nên chuyên nghiệp hơn, tập trung cho công việc hơn, cho rằng đi làm thì phải lo làm việc, không nên xao nhãng thời gian để làm quen, kết bạn hay tám chuyện nhiều với đồng nghiệp xung quanh. Vô tình điều này đã khiến họ bị đánh giá là không hoà đồng, không hoà nhập với tập thể, mới vào công ty mà suốt ngày cứ lầm lì nhìn vào máy tính, hiếm khi giao tiếp với người khác. Nếu chỉ xét tới tình huống này, tức là bạn chưa hoà đồng, nhưng vẫn tập trung và hoàn thành tốt công việc, không bị xao nhãng, mất thời gian tám chuyện với đồng nghiệp, thì cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì, miễn sao bạn làm tốt những việc được giao.

Tuy nhiên, khi đi làm, không phải lúc nào bạn cũng làm việc 1 mình, vẫn sẽ có những đầu việc, dự án, các nhiệm vụ quan trọng, phức tạp đòi hỏi phải teamwork, phối hợp với các đồng nghiệp khác, thậm chí còn phải làm việc liên phòng ban để xử lý công việc, thì lúc đó nếu bạn không hoà đồng có kéo kết quả làm việc đi xuống không?

Không hoà đồng có kéo kết quả làm việc đi xuống không?

Khi phải teamwork trong công việc, thì bạn cần phải thường xuyên nói chuyện, giao tiếp với đồng nghiệp xung quanh, mỗi người phải tự gạt cái tôi của bản thân sang một bên để ưu tiên hơn cho công việc. Tức là cho dù bạn không thích ồn ào, không thích giao tiếp, nói chuyện nhiều, thì vẫn phải linh động để trao đổi công việc với đồng nghiệp xung quanh, chứ nếu cứ khăng khăng giữ style lạnh lùng kiểu không hoà đồng, thì làm sao mà hoàn thành tốt công việc được, sẽ dễ dẫn tới trường hợp teamwork một cách rời rạc, mỗi người tự làm theo ý mình, tới khi ráp lại thấy lung tung lên, không liên kết, không thống nhất với nhau, thậm chí có khi còn bị trễ tiến độ, trễ deadline vì thiếu sự giao tiếp, kết nối giữa các thành viên.

Chưa kể tới việc nếu bình thường bạn bị đồng nghiệp đánh giá là không hoà đồng, thì họ sẽ không có thiện cảm, không muốn giao tiếp hay teamwork với bạn, vô tình định kiến đó cũng sẽ kéo kết quả làm việc nhóm đi xuống, khiến bạn và đồng nghiệp khó lòng phối hợp với nhau, ảnh hưởng không tốt tới kết quả làm việc của cả tập thể.

Bị rớt thử việc vì không hoà đồng – Ai đúng ai sai?

Quay lại với câu chuyện bị rớt thử việc vì không hoà đồng, bị đồng nghiệp và cấp trên đánh giá không tốt rồi cuối cùng trượt thử việc, đang có nhiều quan điểm trái chiều xoay quanh trường hợp này, liệu ai đúng ai sai? Xét ở phía công ty, họ sẽ luôn có 2 tháng thử việc để thử thách ứng viên, quan sát, đánh giá xem người ứng viên đó có nhanh chóng học hỏi, tiếp thu, làm quen và hoàn thành tốt công việc hay không, song song đó, họ cũng nhìn xa hơn về khả năng gắn bó của nhân viên với công ty, nếu nhân viên đó hoà đồng và phù hợp với môi trường làm việc thì mới có thể gắn bó lâu dài, chứ nếu chỉ làm tốt công việc nhưng lại lạnh lùng, ít khi giao tiếp với ai, chẳng hiểu người khác, và người khác cũng chẳng biết gì về bạn ấy, thì liệu sau này làm việc chung nhiều với nhau có phát sinh vấn đề gì không, công ty có quyền quan ngại về điều đó, và có quyền đưa “hoà đồng” thành 1 trong các tiêu chí đánh giá nhân viên thử việc.

Xét về bạn nhân viên kia, chắc chắn bạn đang rất sốc, hoang mang, bực bội khi tự dưng mình lại bị rớt thử việc vì lý do không hoà đồng, tuy nhiên, bạn hãy thử nhìn lại xem trong 2 tháng thử việc mình đã hoàn thành tốt công việc như yêu cầu của cấp trên chưa, nhất là những việc phải teamwork, phối hợp với đòng nghiệp, thì bạn có thường xuyên giao tiếp, chủ động nhắn tin, trao đổi công việc với đồng nghiệp xung quanh không, hay là vẫn lủi thủi tự làm 1 mình, và điều đó có đang cản trở kết quả thử việc của bạn không? Vì chung quy cuối cùng công ty cũng sẽ muốn tuyển một người có thể hoàn thành tốt công việc cả khi làm việc độc lập lẫn khi làm việc nhóm, nếu bạn bị rớt thử việc vì không hoà đồng, thì có thể ngoài lý do đó vẫn còn lý do khác liên quan tới kết quả teamwork trong lúc thử việc của bạn, chứ công ty cũng không vô lý tới mức thấy bạn không hoà đồng, không thân thiện, rồi đâm ra ghét, rồi cho bạn trượt luôn đâu.

Bài viết này đã phân tích và giải đáp thực hư chuyện bị rớt thử việc vì không hoà đồng theo quan điểm/góc nhìn của tác giả, cố gắng khách quan nhất có thể. Sẽ có bạn đồng tình, nhưng cũng có bạn chưa đồng tình, thì đó cũng là quan điểm riêng của mình, ai cũng có quyền khẳng định & bảo vệ quan điểm riêng của mình.

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý