Tiểu Luận Ở Đại Học Là Gì? Làm Tiểu Luận Nhóm Có Khó Không?

Bên cạnh việc kiểm tra miệng, kiểm tra nhanh, kiểm tra giữa kỳ, thi cuối kỳ, thì ở đại học còn có nhiều hình thức khác để giảng viên đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức, mức độ hiểu bài của sinh viên. Một trong những hình thức được áp dụng khá phổ biến chính là làm bài tiểu luận để lấy điểm. Vậy tiểu luận ở đại học là gì? Làm tiểu luận nhóm có khó không?

>> 5 lỗi sai thường gặp khi sinh viên làm việc nhóm ở đại học

Tiểu luận ở đại học là gì?

Tiểu luận ở đại học là một bài luận văn thường có độ dài khoảng 15-20 trang, trình bày cụ thể về một chủ đề liên quan tới môn học, nhằm đánh giá mức độ hiểu bài và nắm vững kiến thức môn học của sinh viên, nhất là với các môn chuyên ngành. Để bài tiểu luận đạt điểm cao, sinh viên cần phải hiểu bài, bám sát đề tài, có khả năng nghiên cứu, phân tích và trình bày kiến thức một cách khoa học, logic, giúp người đọc có thể dễ dàng nắm được chủ đề mà mình đang truyền tải.

Làm tiểu luận theo nhóm hay cá nhân?

Làm tiểu luận theo nhóm hay cá nhân cũng là một điều được đông đảo sinh viên quan tâm, nhất là với các bạn tân sinh viên năm nhất mới lên đại học, chưa từng làm bài tiểu luận bao giờ. Thật ra, tiểu luận có thể làm cá nhân, hoặc sinh viên cũng có thể làm bài tiểu luận theo nhóm khoảng 4-6 thành viên, tất nhiên, nếu làm theo nhóm thì giảng viên sẽ đánh giá với những tiêu chuẩn khắt khe hơn so với khi sinh viên làm bài tiểu luận cá nhân.

Tuỳ theo từng môn học, tuỳ theo từng giảng viên, sẽ quyết định xem sinh viên sẽ làm tiểu luận theo nhóm hay cá nhân, tức là nếu giảng viên yêu cầu làm theo nhóm thì các em phải làm theo nhóm, nếu giảng viên yêu cầu làm cá nhân thì sinh viên sẽ làm riêng lẻ theo từng cá nhân. Nếu đánh giá xác suất, thì khả năng sinh viên làm tiểu luận nhóm sẽ cao hơn, vì giảng viên muốn tạo cơ hội để sinh viên gắn kết với bạn cùng lớp hơn và rèn luyện thêm kỹ năng làm việc nhóm, thảo luận nhóm. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những lợi ích mà làm tiểu luận nhóm mang lại, đồng thời, giải đáp băn khoăn rằng làm tiểu luận nhóm ở đại học có khó không?

Làm tiểu luận nhóm mang lại những lợi ích gì?

Làm tiểu luận nhóm mang lại cho sinh viên rất nhiều lợi ích, đầu tiên, đây chính là cơ hội để sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm – một trong những kỹ năng mềm cực kỳ phổ biến và quan trọng khi đi làm sau này. Các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau chọn ra nhóm trưởng, phân chia công việc, phối hợp làm bài, cùng nhau đóng góp ý kiến, thảo luận nhóm,… để mang lại thành quả tốt nhất, tất cả sẽ cùng hướng về thành quả chung, lợi ích chung của cả nhóm.

Ngoài ra, khi làm tiểu luận theo nhóm, thì sinh viên cũng sẽ nắm vững kiến thức hơn, thay vì chỉ một thân một mình tìm hiểu kiến thức, thì cả nhóm sẽ cùng nhau tìm hiểu và giảng lại cho toàn bộ thành viên nắm được chủ điểm kiến thức mà nhóm mình đang làm. Tất nhiên, thành quả của bài tiểu luận nhóm thường cũng sẽ chất lượng hơn, vì sau khi tổng kết bài tiểu luận, thì cả nhóm sẽ cùng nhau đánh giá, góp ý, chỉnh sửa sao cho hoàn thiện nhất, tránh mắc phải những sai sót không đáng có. Chính điều này sẽ giúp bài tiểu luận nhóm chỉn chu hơn và được giảng viên đánh giá tốt.

Bên cạnh đó, nếu làm việc nhóm mà phát sinh bất đồng quan điểm, mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm, thì sinh viên cũng sẽ rèn luyện được kỹ năng xử lý mâu thuẫn, giúp mọi người hiểu nhau hơn và phối hợp ăn ý với nhau hơn trong tương lai. Ngoài ra, những bạn nào mạnh dạn đảm nhận vai trò nhóm trưởng cũng sẽ rèn luyện được kỹ năng lãnh đạo nhóm, đây sẽ là điểm cộng lớn khi các em ra trường tìm việc làm sau này. Vậy thì làm tiểu luận nhóm có khó không?

>> 6 lưu ý để sinh viên làm tiểu luận nhóm được điểm cao

Làm bài tiểu luận nhóm ở đại học có khó không?

Làm bài tiểu luận nhóm ở đại học có khó không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như sau:

  • Kinh nghiệm làm việc nhóm: Nếu các thành viên trong nhóm chưa có kinh nghiệm làm việc nhóm, thì sẽ gặp nhiều khó khăn, bất cập khi thảo luận nhóm, chưa phối hợp nhịp nhàng để cùng nhau làm bài tiểu luận.
  • Phân chia công việc: Để làm tiểu luận nhóm hiệu quả, nhóm trưởng cần phải biết dựa vào thế mạnh, sở trường của các thành viên để phân chia công việc sao cho hợp lý, còn nếu chia việc một cách ngẫu nhiên thì có thể gây khó khăn khi làm tiểu luận nhóm nếu có ai đó được giao cho một việc vượt quá khả năng.
  • Tương tác giữa các thành viên: Nếu các thành viên quá bận rộng, hoặc chưa dành nhiều sự quan tâm cho bài tiểu luận nhóm, dẫn tới việc ít tương tác, thậm chí nhắn tin vào nhóm mà có nhiều bạn không xem, không phản hồi, thì cũng sẽ gây khó khăn khi làm bài tiểu luận nhóm.
  • Năng lực học hỏi của các thành viên: Nếu các thành viên trong nhóm có năng lực học hỏi chưa tốt, hoặc lười học hỏi, không chịu đọc thêm các tài liệu môn học, thì sẽ gây khó khăn trong việc tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin khi làm bài tiểu luận nhóm.
  • Thời hạn nộp bài: Nếu thời hạn nộp bài mà giảng viên đưa ra quá gấp rút, thì cả nhóm sẽ gặp khó khăn trong việc xếp lịch rảnh chung để cùng nhau họp nhóm, thảo luận nhóm, tổng kết bài làm, hoàn thiện bài tiểu luận,…

Tóm lại, làm tiểu luận nhóm ở đại học có khó không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nhìn chung thì nó sẽ không hề đơn giản, đòi hỏi sinh viên phải cực kỳ tập trung, cố gắng và các thành viên trong nhóm phải có tinh thần trách nhiệm với bài tiểu luận, tránh việc để 1-2 thành viên gánh team, còn những bạn còn lại thì lại ngồi chơi.

Lưu ý để làm tiểu luận nhóm được điểm cao

Sau khi giải đáp vấn đề làm tiểu luận nhóm có khó không, thì đây là một số lưu ý giúp sinh viên làm tiểu luận nhóm được điểm cao. Đầu tiên, các em cần chọn ra nhóm trưởng phù hợp nhất, vừa có năng lực học hỏi tốt, vừa có khả năng quản lý, lãnh đạo nhóm. Tiếp theo, các em cần phân chia công việc, phân chia nhiệm vụ sao cho hợp lý, phát huy được thế mạnh của từng thành viên. Tất cả thành viên cần có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành nhiệm vụ của mình đúng deadline, phối hợp nhịp nhàng và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần thiết.

Ngoài ra, khi thảo luận nhóm, nếu có bất đồng quan điểm thì cần phải bình tĩnh lắng nghe, phân tích, để thống nhất ý kiến, tránh để điều đó biến thành tranh cãi, mâu thuẫn khi làm việc nhóm. Cuối cùng, cả nhóm cần cùng nhau tổng hợp bài làm, góp ý, hoàn thiện, chỉnh sửa những lỗi sai sao cho ra được một thành phẩm chỉn chu nhất, bám sát đề tài nhất, với sự đóng góp của tất cả mọi người, đảm bảo tất cả thành viên đều hiểu rõ toàn bộ kiến thức trong bài tiểu luận. Và tất nhiên, để làm tiểu luận nhóm được điểm cao, tránh bị trừ điểm, thì các em cần nộp bài đúng deadline mà giảng viên yêu cầu.

Bài viết này đã giúp sinh viên hiểu rằng tiểu luận là gì, làm theo nhóm hay cá nhân, làm tiểu luận nhóm có khó không, mang lại những lợi ích gì, đồng thời, đưa ra một số lưu ý giúp sinh viên làm tiểu luận nhóm được điểm cao. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em, chúc các em học tốt!

>> Hướng dẫn cách làm tiểu luận nhóm ở đại học

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?