Tranh Cãi Nảy Lửa Khi Học Nhóm Thì Giải Quyết Thế Nào?

Học nhóm là chuyện rất quen thuộc với sinh viên đại học, tức là thay vì ngồi học một mình, thì nhiều sinh viên quyết định sẽ học cùng bạn bè, cùng nhóm bạn thân của mình, để giúp nhau cùng tiến bộ. Học nhóm mang lại nhiều ưu điểm, giúp sinh viên tập trung hơn, học hành nghiêm túc hơn, đồng thời, chỗ nào mình chưa rõ thì yên tâm rằng sẽ được bạn cùng nhóm giảng lại. Tuy nhiên, khi học nhóm cũng sẽ dễ xảy ra trường hợp bất đồng quan điểm, khiến các thành viên có xích mích với nhau. Nếu lỡ xảy ra tranh cãi nảy lửa khi học nhóm thì giải quyết thế nào?

>> 4 điều tối kỵ khi học nhóm mà sinh viên nên tránh

Vì sao học nhóm dễ xảy ra tranh cãi?

Học nhóm là trường hợp sinh viên học tập cùng một nhóm bạn, để cùng nhau ôn bài, làm bài tập, thảo luận, làm rõ những kiến thức liên quan tới môn học. Nhóm học tập thường sẽ có 4-7 thành viên, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn cũng được. Khi học nhóm thì việc bất đồng quan điểm sẽ dễ xảy ra dù chẳng ai mong muốn, vì mỗi người có một tư duy, góc nhìn và quan điểm khác nhau, nhất là khi thành viên nhóm là số chẵn, thì khi biểu quyết cũng sẽ dễ có trường hợp hoà nhau, khó lòng tìm được tiếng nói chung. Từ đó, rủi ro tranh cãi khi sinh viên học nhóm hoàn toàn có thể xảy ra, khi đôi bên chẳng ai chịu nhường nhau, chẳng chịu lắng nghe quan điểm của nhau, cứ khăng khăng rằng mình giỏi, mình luôn đúng, thì sẽ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn, nghiêm trọng hơn, dẫn tới việc tranh cãi nảy lửa với bạn cùng nhóm.

Tác hại khôn lường khi tranh cãi với bạn cùng nhóm

Khi tranh cãi với bạn cùng nhóm, các em sẽ bị mất đoàn kết nội bộ, thay vì cùng nhau học tập, thảo luận, làm rõ kiến thức môn học để cùng nhau hiểu bài, cùng nhau tiến bộ, thì các em lại bị cuốn vào việc tranh cãi, ai cũng có lý lẽ riêng, tự cho rằng quan điểm của mình là đúng, không chịu nhượng bộ. Nhiều khi cả nhóm bạn đang thân thiết, vui vẻ với nhau, cũng tự dưng bị tan rã, nghỉ chơi nhau, chỉ vì một lần tranh cãi nảy lửa trong buổi học nhóm…

Tiếp theo, khi học nhóm mà cứ luôn bị cuốn vào việc tranh cãi, thì việc học cũng sẽ chẳng đi đến đâu, chẳng đạt được kết quả như mong muốn, chẳng nắm vững kiến thức, cũng chẳng thuộc bài hay hiểu bài, vì các em đang bận lo tranh cãi chứ đâu có lo học? Vậy thì mất công, mất thời gian đi học nhóm để làm gì? Vừa học không xong, vừa sứt mẻ tình bạn!

>> Tự ti, cảm thấy mình học dở nhất nhóm thì phải làm sao?

Cách ngăn ngừa tranh cãi khi sinh viên học nhóm

Tranh cãi với bạn cùng nhóm là điều không nên, nhất là khi ban đầu đó chỉ đơn thuần là bất đồng quan điểm trong buổi học nhóm, chứ cũng chẳng phải vì bạn xấu tính hay cố tình làm điều gì xấu với mình. Chính vì thế, sinh viên cần phải cực kỳ tỉnh táo trong các buổi học nhóm, cố gắng ngăn ngừa không để phát sinh các tình huống tranh cãi khi học nhóm cùng bạn bè. Đầu tiên, các em phải luôn ghi nhớ rằng mình đang cùng nhau học tập, cần focus vào việc học, tiếp thu kiến thức, chứ không phải đang so kè xem ai giỏi hơn, ai thông minh hơn, ai có nhiều quan điểm đúng hơn.

Tiếp theo, nếu lỡ có những bất đồng quan điểm thì cả nhóm cần phải bình tĩnh thảo luận, cùng lắng nghe quan điểm, luận điểm của nhau, càng trao đổi cụ thể càng tốt, tránh việc chỉ nói bâng quơ, hời hợt vài câu, rồi khăng khăng mình đúng, không chịu lắng nghe bạn khác nói, vì như thế sẽ dễ dẫn tới tranh cãi, mất đoàn kết nội bộ. Hoặc khi chính mình còn chưa tự tin với quan điểm của mình, thì cần phải chủ động lắng nghe ý kiến của các bạn khác, vì có khả năng rằng các bạn ấy đang đúng, đang hiểu bài rõ hơn mình, và sẽ biết cách giảng giải sao cho mình hiểu bài và thống nhất quan điểm đôi bên.

Tranh cãi nảy lửa khi học nhóm thì giải quyết thế nào?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ai cũng biết tốt nhất là không nên để xảy ra tranh cãi khi học nhóm, nhưng trên thực tế thì sinh viên cũng khó lòng ngăn được điều đó, vẫn có một số trường hợp dù đã cố gắng giữ bình tĩnh nhưng cuối cùng vẫn xảy ra xung đột nội bộ, tranh cãi nảy lửa khi học nhóm. Vậy khi đó thì các em cần giải quyết thế nào?

Đâu tiên, các thành viên trung lập, còn đang tỉnh táo, hãy cố gắng khuyên can, không để các nhân vật chính tiếp tục thốt ra những lời không nên nói trong lúc đang nóng nảy, vì khi đó, các bạn ấy sẽ dễ nói ra những lời gây sát thương, chạm vào tự ái của đối phương, khiến tranh cãi ngày càng gay gắt hơn. Hoặc nếu tình hình “chiến tranh” căng thẳng quá, thì hãy chủ động tách ra, không cho đôi bên tiếp tục đụng mặt trực tiếp với nhau nữa, đến khi nào mọi người lấy lại bình tĩnh, đồng ý nói chuyện đàng hoàng, nghiêm túc, thì mới nên gặp mặt để trao đổi thẳng thắn.

Trong buổi trao đổi đó, lần lượt từng bên sẽ nói rõ quan điểm của mình, lý do vì sao mình cho rằng điều đó chính xác, càng có dẫn chứng cụ thể, càng rõ ràng càng tốt, tránh việc nói chuyện mông lung, cảm tính, không xác thực thông tin. Lắng nghe là điều hết sức quan trọng, vì khi lắng nghe thì đôi bên mới tiếp thu được quan điểm của nhau, từ đó, mới có thể phản biện một cách đúng mực, đi đúng trọng điểm và dễ thống nhất quan điểm hơn. Chứ nếu đôi bên nóng nảy, không chịu lắng nghe nhau, thì có gặp mặt 100 lần cũng chẳng giải quyết được gì, mà càng khiến bất mãn tăng cao hơn, vì các bạn ấy sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng, mình đang nói mà đối phương không chịu lắng nghe.

Tóm lại, cách giải quyết tranh cãi khi học nhóm chính là giữ bình tĩnh, trao đổi thẳng thắn với luận điểm, dẫn chứng rõ ràng, đôi bên cần tập trung lắng nghe và phản biện vào đúng điểm mấu chốt, lập luận logic và không đưa cảm tính vào. Còn trên thực tế, tuỳ từng trường hợp mà các em có thể linh hoạt giải quyết sao cho ổn thoả nhất, tránh để mâu thuẫn khi học nhóm dâng lên đỉnh điểm. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Cách học nhóm hiệu quả để đạt kết quả tối ưu nhất

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?