Tự Học TOEIC Online – Part 4 Listening Làm Sao Để Nghe Và Hiểu Đúng?

Part 4 là thử thách cuối cùng mà bạn cần vượt qua trước khi kết thúc phần Listening trong đề thi TOEIC. Đương nhiên, để được nằm ở vị trí “trùm cuối” như thế, thì độ khó của nó cũng phải ở tầm nào, chứ không phải dạng vừa đâu. Nếu muốn đạt điểm cao trong Part 4 này thì bạn phải đầu tư nhiều thời gian để ôn luyện, trau dồi cả về từ vựng lẫn kỹ năng Listening. Trong bài viết này, hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp xem làm sao để nghe và hiểu đúng khi tự học online TOEIC Listening Part 4 nhé!

TOEIC Listening Part 4 có bao nhiêu câu hỏi, yêu cầu gì?

TOEIC Listening Part 4 sẽ bao gồm 30 câu hỏi, từ câu 71 tới 100 trong đề thi TOEIC, nếu quy ra số điểm tối đa mà bạn đạt được khi làm đúng hết 30 câu ấy, thì sẽ tương đương 150 điểm, không nhiều nhưng cũng không quá ít, và đương nhiên những ai đặt mục tiêu thi lấy bằng TOEIC điểm càng cao thì càng phải tập trung ôn luyện kỹ, cố gắng đạt kết quả tốt nhất trong khả năng của mình.

Part 4 sẽ là dạng độc thoại, tức là cả 1 đoạn chỉ có 1 người nói từ đầu tới cuối, mỗi đoạn nói sẽ có 3 câu hỏi gồm 4 đáp án trắc nghiệm A, B, C, D mà bạn cần trả lời, nhiệm vụ của bạn là sẽ phải tập trung lắng nghe, hiểu được mục đích & nội dung của đoạn nói đó, thì mới có khả năng trả lời đúng được nhiều câu trong phần này. Và thường thì tốc độ nói trong TOEIC Part 4 Listening cũng thường sẽ khá nhanh, nếu kỹ năng nghe của bạn còn hạn chế thì sẽ khó mà nghe hiểu kịp, vì thế, bạn cần tập trung và cố gắng ôn luyện nhiều.

Các dạng câu hỏi thường gặp trong TOEIC Part 4

Để ôn luyện tốt cho phần Part 4 này, thì nó cũng tương tự như các Part khác, đó chính là bạn phải nắm được các dạng câu hỏi thường gặp, với mỗi dạng thì mình sẽ có phương pháp nghe và làm bài sao cho phù hợp, để tối ưu điểm số. Dưới đây là các dạng câu hỏi thường gặp trong TOEIC Listening Part 4:

+ Câu hỏi về chủ đề, mục đích:

Người ta đang nói về chủ đề gì, với mục đích gì, thường điều này sẽ nằm trong 1-3 câu đầu tiên, bạn cần tập trung lắng nghe kỹ. Các câu hỏi thường gặp trong dạng này là:

  • What is the speaker discussing? (Người nói đang đề cập tới điều gì?)
  • What is the speaker announcing? (Người nói đang thông báo chuyện gì?)
  • What is the purpose of the speech? (Mục đích của đoạn nói là gì?)
  • What is the broadcast mainly about? (Nội dung chính của bản tin là gì?)
  • What product is being advertised? (Sản phẩm nào đang được quảng cáo?)
  • Why is the speaker calling? (Tại sao người ta lại gọi điện?)
Các cụm từ thường gặp để nói về chủ đề, mục đích mà bạn cần cố gắng nghe được, đáp án sẽ nằm liền ngay sau đó:
  • I want to discuss… (Tôi muốn đề cập tới…)
  • I have an announcement about… (Tôi có một thông báo về…)
  • I’m calling about… (Tôi gọi điện về việc…)
  • to … (…để…)

+ Câu hỏi về danh tính, địa điểm:

Thường sẽ hỏi rằng người nói/người nghe là ai, làm nghề gì, làm ở phòng ban nào/lĩnh vực nào, hoặc họ đang ở đâu, phần này cũng thường sẽ nằm ở các câu đầu trong đoạn nói. Các câu hỏi thường gặp trong dạng này là:

  • Where is the announcement most likely being made? (Cái thông báo này đang được thực hiện ở đâu?)
  • Where is the meeting taking place? (Cuộc họp này đang diễn ra ở đâu?)
  • Where do the listeners most likely work? (Người nghe làm việc ở đâu?)
  • What industry does the speaker most likely work in? (Người nói làm việc trong ngành nghề nào?)

Để trả lời được dạng câu hỏi về danh tính, địa điểm, thì không còn cách nào khác ngoài việc bạn phải nghe hiểu, biết được các từ vựng liên quan tới nghề nghiệp, phòng ban, chức vụ, địa điểm, đôi khi sẽ cần phải có sự suy luận, ví dụ như trong nội dung có nhắc tới các món ăn, menu -> có thể là ở nhà hàng, hoặc nội dung nhắc tới hành khách, vé, khởi hành -> có thể là ở nhà ga, sân bay,…

+ Câu hỏi về nội dung chi tiết:

Phần này sẽ rất đa dạng nội dung, có rất nhiều điều để hỏi, liên quan tới các nội dung chi tiết của đoạn nói, đòi hỏi phải có kỹ năng nghe tốt thì mới có nhiều khả năng làm đúng. Các câu hỏi thường gặp trong dạng này là:

  • What does the speaker say…? (Người nói đã nói điều gì…)
  • What change does the speaker mention? (Người nói đã đề cập tới sự thay đổi nào?)
  • Why does the speaker apologize? (Tại sao người nói lại xin lỗi?)
  • Why is…? (Tại sao…)

+ Câu hỏi về hàm ý câu nói:

Bạn phải nắm được ngữ cảnh đoạn nói, và hiểu được ý nghĩa của câu nói mà đề bài đề cấp tới, thì mới có thể làm tốt dạng câu hỏi này. Các câu hỏi thường gặp trong dạng này là:

  • Why does the speaker say, “…..”? (Tại sao người nói lại nói rằng…..?)
  • What does the speaker mean/imply when he/she says, “……”? (Anh ấy/cô ấy muốn ám chỉ gì khi nói……?)

+ Câu hỏi kết hợp bảng biểu, hình ảnh:

Phần này đòi hỏi bạn phải nhanh mắt để nhìn lướt qua các bảng biểu, hình ảnh được đính kèm, thường sẽ chia thành 2 cột (2 phần), trong đó 1 phần sẽ có trong 4 đáp án A, B, C, D, bạn cần nghe kỹ từ khoá được nhắc tới ở phần còn lại để suy ra được câu trả lời tương ứng. Dấu hiệu nhận biết câu hỏi dạng này rất đơn giản, nó thường bắt đầu bằng câu “Look at the graphic (nhìn vào cái bảng biểu/hình ảnh)”.

+ Câu hỏi về nhắc nhở/hành động tương lai:

Phần này thường sẽ hỏi rằng người nói/người nghe sẽ làm gì tiếp theo, cần lưu ý gì trong tương lai, câu trả lời thường sẽ nằm ở đoạn cuối của bài nói, bạn cần tập trung lắng nghe kỹ thì sẽ trả lời đúng được. Các câu hỏi thường gặp trong dạng này là:

  • What does the speaker ask/encourage the listeners to do? (Người nói yêu cầu/khuyến khích người nghe làm gì?)
  • What does the speaker remind the listeners about? (Người nói nhắc người nghe về điều gì?)
  • What does the speaker recommend/suggested? (Người nói đề xuất điều gì?)
  • What will the listeners hear next? (Người nghe sẽ nghe gì tiếp theo?)

>> Tự học TOEIC online Part 3 Listening – Cấu trúc đề & cách làm bài

Các chủ đề & từ vựng thường được nói trong TOEIC Part 4

Sau khi tìm hiểu về các dạng câu hỏi thường gặp trong TOEIC Listening Part 4, thì chắc hẳn bạn cũng nhận ra rằng bên cạnh việc rèn luyện kỹ năng nghe, thì bạn còn phải biết được nhiều từ tựng, nhất là các chủ đề thường gặp, thường được nói tới trong phần này, thì mới tăng khả năng làm đúng được. Đừng quá lo lắng, những gì bạn cần đang ở ngay đây, hãy cùng điểm qua các chủ đề thường được nói tới trong TOEIC Part 4 kèm theo một số từ vựng liên quan:

  • Thông báo: Attention/notice (chú ý), announcement (thông báo), speech (bài diễn văn), regulation (quy định), please remember (làm ơn hãy nhớ);
  • Lịch trình/du lịch: Plan (kế hoạch), schedule (lịch trình), location (địa điểm), park (công viên), travel season (mùa du lịch), ticket (vé), baggage (hành lý), passenger (hành khách), early (sớm), late (trễ), flight delay (hoãn chuyến bay);
  • Công nghệ: Factory (nhà máy), machine (máy móc), safety standard (tiêu chuẩn an toàn), technician (kỹ thuật viên), update (cập nhật), fix (sửa chữa), replace the battery (thay pin);
  • Kinh doanh/buôn bán: Business (kinh doanh), revenue (doanh thu), sales report (báo cáo kinh doanh), finance (tài chính), store (cửa hàng), shop (cửa hàng/mua sắm), discount (giảm giá), special deal (deal hời), tax (thuế), sell/sold (bán/đã bán), purchase (mua), order (đặt hàng/đơn hàng), product (sản phẩm), cash (tiền mặt), open (mở), close (đóng), customer (khách hàng), owner (chủ shop/chủ doanh nghiệp), investor (nhà đầu tư);
  • Công việc: Company (công ty), department (phòng ban), position (chức vụ), promotion (sự thăng chức), retirement (sự nghỉ hưu), office (văn phòng), project (dự án), in charge of (chịu trách nhiệm về), management (sự điều hành/quản lý), staff/employee (nhân viên), shift (ca làm việc), meeting (cuộc họp), wrap up (tổng kết), client (khách hàng), feedback (phản hồi, đánh giá);
  • Sức khoẻ: Hospital (bệnh viện), doctor (bác sĩ), nurse (y tá), patient (bệnh nhân);
  • Thời tiết/môi trường: Environment (môi trường), dry (khô), cloudy (nhiều mây), snowfall (tuyết rơi), temperature (nhiệt độ).

TOEIC Listening Part 4 – Làm sao để nghe và hiểu đúng?

Khi bạn thực hành luyện giải đề nhiều, thì tự bản thân sẽ đúc kết được những kinh nghiệm riêng để có thể làm tốt phần Part 4. Còn nếu bạn là người mới tiếp xúc, mới bắt đầu ôn luyện, thì hãy thử tham khảo các gợi ý để tăng khả năng nghe và hiểu đúng, giúp làm bài tốt trong phần TOEIC Listening Part 4 như sau:

  • Bản thân bạn phải nắm được các từ vựng cơ bản, thường gặp, luyện luôn cách phát âm của chúng để đảm bảo mình có thể nghe kịp, hiểu đúng, tránh việc quá yếu từ vựng thì sẽ như vịt nghe sấm, khó mà làm được bài;
  • Đọc lướt 3 câu hỏi (không đọc đáp án) trước khi bắt đầu đoạn nói, thời gian thường sẽ không nhiều, bạn chỉ có tầm 10-12s, nhưng hãy cứ đọc để nắm được rằng chúng chủ yếu sẽ hỏi về điều gì;
  • Khi đoạn nói bắt đầu vang lên, hãy nhìn ngay vào câu thứ 1, bao gồm luôn các đáp án của nó, tập trung lắng nghe vì câu trả lời sẽ nằm trong 1-3 câu đầu tiên của đoạn nói;
  • Khi đã có đáp án cho câu 1, hãy chọn ngay rồi nhanh chóng lướt qua tiếp câu hỏi và đáp án của câu 2, đây thường sẽ là câu khó, đòi hỏi phải nghe kỹ, hiểu chi tiết nội dung, bạn cần tập trung cao độ để nghe & hiểu đúng;
  • Tương tự với câu cuối, hãy em lướt câu hỏi & 4 đáp án trước rồi nghe kỹ ở phần cuối, lúc này nhiều bạn sẽ mắc phải 1 lỗi sai chính là khi chưa tìm được đáp án cho câu 2 thì lại cứ quanh quẩn suy nghĩ, không tập trung nghe tiếp, tự dưng bị lọt mất nội dung câu cuối, không làm được câu cuối trong khi nó lại dễ hơn. Vì thế, hãy lưu ý rằng nếu không nghe được phần nào thì cứ bình tĩnh bỏ qua và nghe tiếp, dù sao câu kia cũng bó tay rồi phải qua câu tiếp theo ngay và luôn;
  • Các đáp án trong TOEIC listening Part 4 thường sẽ được giữ nguyên bản, nghe thế nào thì đáp án sẽ như thế ấy, chứ sẽ hiếm khi được paraphase (viết lại theo cách khác nhưng vẫn đúng nghĩa đó);
  • Lặp lại điều này với các đoạn nói tiếp theo, và vẫn phải lưu ý rằng dù không làm được câu trước/đoạn nói trước, thì cũng hãy bỏ qua luôn, để tập trung nghe cho trọn vẹn đoạn nói tiếp theo.

Bài viết này đã giúp bạn nắm được nhiều thông tin quan trọng, hữu ích để có thể ôn luyện và hoàn thành tốt TOEIC Listening Part 4, bao gồm yêu cầu, độ khó, các dạng câu hỏi, các chủ đề thường gặp và lưu ý làm sao để nghe và hiểu đúng. Hy vọng rằng nó sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tự học TOEIC online!

>> Tự học TOEIC online Part 2 Listening – Làm sao để được full điểm?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?