Bấm điện thoại quá nhiều là một thói quen không tốt, ai cũng biết điều đó sẽ khiến bạn lãng phí thời gian. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ hình dung được tác hại đó, chứ chưa nghĩ tới những hậu quả sâu xa hơn. Trên thực tế, có một số ứng viên đã bị đánh trượt phỏng vấn vì thói quen vô tư bấm điện thoại…
>> Thói quen đi trễ huỷ hoại tương lai bạn như thế nào?
Thói quen bấm điện thoại “bêu xấu” bạn như thế nào?
Bên cạnh tác hại trực tiếp rằng bạn sẽ bị lãng phí thời gian vô ích, thì việc bấm điện thoại quá nhiều còn khiến hình ảnh của bạn bị xấu đi trong mắt mọi người xung quanh. Chẳng cần nhìn đâu xa xôi, chính ba mẹ, phụ huynh của bạn cũng luôn phàn nàn khi thấy bạn có thói quen bấm điện thoại, lúc nào rảnh cũng cầm điện thoại trên tay để lướt Facebook, Tiktok, chơi game, nhắn tin,… và ba mẹ sẽ cho rằng bạn lười biếng, bị nghiện điện thoại, suốt ngày cứ dán mắt vào điện thoại mà không chịu làm gì khác. Rồi khi đi học, bấm điện thoại trong lớp mà bị giảng viên phát hiện thì bạn cũng sẽ bị khiển trách, bị trừ điểm, vì không tôn trọng giảng viên, không tập trung nghe giảng, bạn bè xung quanh nhìn vào cũng sẽ đánh giá bạn là người học hành thiếu nghiêm túc, thiếu kỷ luật, nên cũng ít ai muốn kết thân.
Khi ra trường xin việc, hành vi bấm điện thoại cũng tiếp tục “bêu xấu”, khiến hình tượng của bạn trở nên xấu xí trong mắt nhà tuyển dụng, thậm chí đã có một số ứng viên bị đánh trượt phỏng vấn vì thói quen nghiện điện thoại…
Ứng viên bị đánh trượt phỏng vấn vì thói quen bấm điện thoại
Nếu đang ngồi phỏng vấn mà bạn táy máy tay chân, lỡ lấy điện thoại ra bấm hoặc check thông báo như một thói quen, thì chính điều đó sẽ khiến bạn mất điểm nghiêm trọng, vì nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn thiếu chuyên nghiệp, bạn đang không tôn trọng họ, đang chưa tập trung vào buổi phỏng vấn, mà chỉ lo check thông báo, tin nhắn trên điện thoại, điều này có thể khiến bạn bị trượt phỏng vấn. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng sẽ cho rằng một người quá nghiện điện thoại, lúc nào cũng lôi điện thoại ra bấm, thì sẽ khó lòng tập trung hoàn thành tốt công việc, cứ vừa làm vừa bấm điện thoại thì sẽ dễ để xảy ra sai sót trong quá trình làm việc, nên khả năng cao rằng người đó sẽ bị trượt phỏng vấn.
Ngoài ra, nếu bạn không bấm điện thoại khi đang phỏng vấn, nhưng trong câu trả lời phỏng vấn của bạn lại nhắc tới thói quen ấy, và chưa có cách khắc phục, thì đó cũng sẽ là một điểm trừ. Chẳng hạn như bạn chia sẻ mình có điểm yếu là thiếu tập trung khi làm việc, hay bấm điện thoại khi đang làm việc, nhưng không có giải pháp nào để khắc phục, thì nhà tuyển dụng sẽ ghi nhớ điều đó và trừ điểm. Hoặc bạn chia sẻ mình có sở thích lướt Facebook, Tiktok trên điện thoại, và thời gian dành cho những việc đó khá nhiều, thì cũng sẽ bị trừ điểm, vì nó hầu như không giúp ích gì cho công việc.
>> 5 quy luật ngầm khi dùng điện thoại trong công sở
Có quá khắt khe khi đánh trượt phỏng vấn vì thói quen bấm điện thoại?
Đánh trượt phỏng vấn vì ứng viên có thói quen bấm điện thoại, liệu nhà tuyển dụng có đang quá khắt khe không? Câu trả lời là không, vốn dĩ nhà tuyển dụng là những người cực kỳ công bằng, đánh giá khách quan, để chọn ra người có năng lực làm việc tốt và phù hợp với văn hoá công ty để có thể gắn bó lâu dài, mang về nhiều giá trị cho công ty trong tương lai.
Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ thường có bảng điểm rõ ràng cho từng tiêu chí, và cũng sẽ có phần điểm trừ cho những điểm yếu, thói quen xấu, hoặc những tiêu chí mà ứng viên chưa đạt. Tức là thói quen bấm điện thoại hoàn toàn có thể bị trừ điểm, thậm chí là trừ điểm nặng nếu như công việc bạn ứng tuyển đòi hỏi sự cẩn thận, chuyên nghiệp tập trung cao độ và nghiêm túc tuyệt đối khi làm việc. Sau đó, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào điểm tổng kết của từng ứng viên, để chọn ra người có điểm cao, thống nhất sự lựa chọn với nhau trước khi thông báo kết quả cho ứng viên. Đây là một quá trình đánh giá hoàn toàn khách quan, chứ không quá khắt khe nếu ứng viên bị trượt phỏng vấn vì thói quen bấm điện thoại.
Làm sao để bỏ thói quen bấm điện thoại?
Để tránh rủi ro bị trượt phỏng vấn vì thói quen bấm điện thoại quá nhiều, thì bạn cần phải nhanh chóng bỏ thói quen ấy. Thay đổi một thói quen là điều không hề dễ dàng, quan trọng là bạn phải có đủ quyết tâm, để có thể loại bỏ điều mà mình đã quá quen thuộc suốt một thời gian dài. Bạn có thể tự quy định thời gian được dùng điện thoại để giải trí, chẳng hạn như chỉ được dùng 2 tiếng/ngày để lướt Facebook, Tiktok, xem Youtube, chơi game,… không tính thời gian mà mình dùng nó để làm việc. Đồng thời, bạn cũng có thể viết lời nhắc nhở vào những tờ giấy sticker rồi dán ngay tại bàn làm việc, và cả ở nhà, để tự nhắc nhở mình phải dần bỏ thói quen xấu ấy, đừng quá phụ thuộc vào điện thoại nữa, hãy tận dụng quỹ thời gian rảnh để làm những điều hữu ích hơn, học hỏi, trau dồi và phát triển bản thân nhiều hơn. Sau một thời gian, bạn nhìn lại sẽ thấy mình đã thay đổi theo hướng tích cực hơn, dành thời gian cho thế giới thực nhiều hơn thế giới ảo trên điện thoại.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ những điều mà thói quen nghiện điện thoại sẽ bêu xấu bạn, hiểu rõ rủi ro rằng mình có thể bị trượt phỏng vấn vì bấm điện thoại quá nhiều. Đồng thời, đưa ra một số gợi ý giúp bạn dần bỏ thói quen bấm điện thoại. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
>> Không có kinh nghiệm làm việc thì phải làm sao khi ứng tuyển?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.