Vào Bàn Học Mà Mắt Díp Lại, Buồn Ngủ Thì Phải Làm Sao?

Có bạn nào từng rơi vào trường hợp đang muốn chăm chỉ học, nhưng khi ngồi vào bàn học lại thấy buồn ngủ chưa? Tại sao lại xảy ra hiện tượng đó nhỉ, do mình lười hay do có nguyên nhân nào khác nữa? Sinh viên vào bàn học mà mắt díp lại, buồn ngủ thì phải làm sao? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

Ngồi học mà buồn ngủ thì có học được không?

Để có thể học tập hiệu quả, nắm kiến thức, hiểu bài và đạt điểm số tốt, thì sinh viên cần đảm bảo mình phải tập trung trong suốt các buổi học, kể cả khi học trên lớp lẫn tự học ở nhà. Nếu đang ngồi học mà lại buồn ngủ giữa chừng, thì đầu óc các em sẽ rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê, cứ ráng ngồi học, nghe giảng được 1 lúc lại ngủ gật, ngủ quên, rồi khi bừng tỉnh lại thấy như đang ở trên mây, ủa đây là đâu, tôi là ai, học hành 1 cách ngắt quãng như vậy thì làm sao mà hiểu bài được?

Tóm lại, khi sinh viên ngồi học cần phải tập trung & tỉnh táo thì mới học tốt, mới tiếp thu tốt và tối ưu kết quả học tập, chứ ngồi học mà buồn ngủ thì chỉ khiến mình mất công, mất thời gian ngồi vào bàn học nhưng cuối cùng lại chẳng mang lại kết quả gì khả quan, chẳng giúp ích được gì cho việc học của mình. Khi điều này càng kéo dài và càng phổ biến hơn, thường xuyên hơn, thì khả năng cao rằng kết quả học tập của sinh viên sẽ bị sa sút, thậm chí có thể bị rớt môn, nợ môn.

>> Quản lý thời gian thế nào khi tự học ở nhà?

Vì sao sinh viên lại buồn ngủ khi đang học bài?

Để tránh phải đối mặt với những hậu quả tai hại như chúng ta đã liệt kê ở phần trước, thì sinh viên cần sớm tìm cách kiểm soát & khắc phục tình trạng ngồi học cứ mơ màng, không tỉnh táo, đầu tiên, hãy tìm ra những nguyên nhân dẫn tới điều đó, rằng vì sao sinh viên lại buồn ngủ khi đang học bài, thường sẽ xoay quanh các lý do sau:

  • Sinh viên ngủ không đủ giấc mỗi ngày, trung bình cần ngủ khoảng 8 tiếng mà các em lại chỉ ngủ có 5-6 tiếng, nên ban ngày khi mình ngồi vào bàn học sẽ dễ rơi vào trạng thái mắt díp lại, buồn ngủ;
  • Sinh viên thường xuyên thức khuya, tận 12h đêm, thậm chí 1h sáng mới ngủ, thì sáng hôm sau khả năng cao sẽ cực kỳ uể oải, buồn ngủ khi có tiết học buổi sáng, vừa nghe giảng vừa ngủ gật, thậm chí có bạn còn đi trễ hoặc cúp học luôn để ở nhà ngủ cho đủ giấc, như vậy sẽ càng kéo kết quả học xuống nhiều hơn;
  • Sinh viên thấy chán nản, không có hứng thú với môn học đó, có thể do môn học khô khan, nhưng cũng có thể các em có ác cảm, cho rằng môn đó khó quá, học không vô, có ráng học cũng không hiểu, nên tự thấy buồn ngủ để đỡ phải đối diện với kiến thức môn học đó;
  • Sinh viên thích đi chơi hơn đi học, bấm điện thoại, chơi game, đi chơi, cafe với bạn bè thì tỉnh táo lắm, mà tự nhiên ngồi vào bàn học thì mắt nó díp lại, muốn ngủ luôn…

Vào bàn học mà mắt díp lại, buồn ngủ thì phải làm sao?

Có nhiều giải pháp giúp sinh viên tỉnh táo hơn khi ngồi học, nhưng trước tiên, các em cần tự xử lý với bản thân mình trước, tức là phải lấy lại cảm hứng, động lực học tập, phải tự ý thức được tầm quan trọng của việc học hành tới tương lai của mình, chẳng hạn như khi học tốt, nắm vững kiến thức, thì ra trường đi làm mới tìm được công việc tốt, lương cao, mới hoàn thành tốt những việc được giao & có cơ hội thăng tiến, chứ bây giờ lười biếng, chểnh mảng việc học, ham chơi hơn ham học, thấy môn học khó thì lại nản, kiếm cớ buồn ngủ để khỏi học, thì tương lai sau này sẽ ra sao?

Khi đã tự kiểm điểm bản thân xong xuôi, thì các em đã giải quyết được tầm 50% các nguyên nhân khiến mình buồn ngủ khi ngồi vào bàn học, 50% còn lại sẽ liên quan tới thói quen sinh hoạt/ngủ nghỉ mỗi ngày của mình. Hãy cân đối thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý, ở độ tuổi của các em cần ngủ khoảng 8 tiếng/ngày mới đủ giấc, để mình có thể tỉnh táo và tập trung học vào ban ngày, tránh trường hợp đang học mà cứ mơ màng, ngáp ngắn ngáp dài. Chẳng hạn như buổi sáng nếu phải dậy lúc 7h, thì buổi tối nhất định phải ngủ lúc 23h, thì mới đủ 8 tiếng, chứ không nên thức khuya hơn. Ngoài ra, chuyện sinh viên có thói quen thức quá khuya tới tận nửa đêm cũng sẽ khiến mình mất tỉnh táo vào hôm sau, nên các em hãy dần tập cách ngủ sớm hơn, cứ mỗi ngày sớm hơn 1 tí, thì sau 1 thời gian nhìn lại sẽ thấy mình đã bỏ được thói quen thức khuya rồi.

Ngoài ra, cũng có 1 số giải pháp bổ sung giúp sinh viên tỉnh táo & tập trung hơn, tránh bị buồn ngủ khi vào bàn học, chẳng hạn như uống cafe/uống trà cho tỉnh táo, hoặc nếu đó là buổi tự học ở nhà thì sinh viên nên chọn khu vực bàn học ở xa giường ngủ để tránh bị cám dỗ, có thể mở kèm theo các bài nhạc giúp mình tập trung & tỉnh táo hơn cũng được. Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng vào bàn học mà mắt díp lại, buồn ngủ thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Tân Sinh Viên Thấy Mình Học Kém Thì Phải Làm Sao?

Học Song Ngành & Văn Bằng 2 Khác Nhau Thế Nào?

Sinh Viên Thuê Trọ Ở Ghép & Cách Chọn Bạn Cùng Phòng