Thói quen trì hoãn chính là nguyên nhân gặm nhấm tương lai của rất nhiều bạn trẻ, có những việc vốn dĩ cần làm ngay, cần hoàn thành càng sớm càng tốt, thì các bạn lại có xu hướng delay, viện hết lý do này tới lý do khác để trì hoãn, dời sang ngày mai, ngày mốt, có khi mãi chẳng thấy bắt tay vào xử lý. Việc hôm nay chớ để ngày mai, nếu bạn muốn phát triển bản thân và gặt hái được nhiều thành công trong tương lai, thì bạn nên đặc biệt ghi nhớ điều này!
>> “Để mai tính” và hậu quả của thói quen trì hoãn
Việc hôm nay chớ để ngày mai nghĩa là gì?
Việc hôm nay chớ để ngày mai chính là một câu nói khuyên chúng ta nếu có những việc cần hoàn thành trong ngày, thì hãy dành thời gian, tập trung sức lực để làm cho xong, tránh việc để dồn đọng công việc sang ngày hôm sau. Việc ngày nào thì hoàn thành trong ngày đó chính là một thói quen tốt mà bạn cần rèn luyện, nó sẽ giúp bạn luôn hoàn thành tốt các công việc đúng hạn, tránh bỏ sót công việc hoặc lần lữa rồi trễ deadline. Không chỉ trong công việc, mà cả trong học tập lẫn đời sống, bạn cũng cần phải luôn ghi nhớ phương châm “việc hôm nay chớ để ngày mai”, khi có sự quyết tâm và nghiêm túc như thế, thì bạn mới học hỏi được nhiều điều, ngày càng phát triển bản thân hơn. Ngược lại, nếu cứ lười nhác, đụng việc gì cũng trì hoãn, dời sang ngày mai, ngày mốt, thì bạn sẽ bị trì trệ, khó lòng gặt hái được nhiều thành công trong tương lai.
Vì sao việc hôm nay cần làm ngay, chớ nên để ngày mai?
Bất kỳ công việc gì cũng đều có deadline cần hoàn thành, bạn cần phải tuân thủ theo timeline công việc cần làm mỗi ngày để đảm bảo công việc luôn được thực hiện đúng tiến độ, tránh việc trì hoãn sẽ khiến bạn đối mặt với nguy cơ trễ deadline. Đây chính là lý do đầu tiên khiến bạn cần tuân thủ phương châm “việc hôm nay chớ để ngày mai”. Cụ thể hơn, khi đi học, các bài tập về nhà, bài thuyết trình, tiểu luận mà giảng viên giao cho mình sẽ đều có deadline, học sinh – sinh viên cần đảm bảo tuân thủ đúng deadline đó, nếu trễ hạn 1-2 ngày, thì chắc chắn các em sẽ bị đánh giá xấu và bị trừ điểm. Khi đi làm cũng thế, nếu cấp trên giao nhiệm vụ có deadline, khách hàng/đối tác cũng có yêu cầu cần hoàn thành gấp, mà bạn lại dây dưa, không tuân thủ, khiến mình hoàn thành trễ hạn, thì chắc chắn sẽ dẫn tới nhiều rủi ro, thiệt hại không mong muốn.
Tiếp theo, việc hôm nay chớ để ngày mai cũng giúp bạn làm việc một cách khoa học hơn, chỉn chu hơn, theo đúng thời gian biểu và timeline đã đặt ra. Chính điều này sẽ giúp quản lý công việc hiệu quả, tránh việc bị dồn nén quá nhiều việc cần làm cùng lúc, dẫn tới quá tải, khó lòng hoàn thành hết công việc, rồi lại đâm ra stress, áp lực, chán nản công việc.
>> Cách dùng Google Calendar để quản lý công việc hàng ngày
Làm sao để quản lý công việc, tránh bị trì hoãn sang ngày mai?
Sau khi đã hiểu rõ lý do vì sao việc hôm nay chớ để ngày mai, đồng thời, nhận thức được những rủi ro khi có thói quen trì hoãn, thì chắc chắn bạn đang muốn khắc phục điều ấy, để mình quản lý công việc tốt hơn, tránh bị trì hoãn sang ngày mai. Để làm được điều này, thì bạn cần phải liệt kê đầy đủ những việc mình cần làm trong ngày, trong tuần, rồi đưa chúng vào thời gian biểu có các cột mốc timeline rõ ràng, việc nào làm trước, việc nào làm sau, thời gian trong bao lâu.
Đồng thời, khi đã lập ra thời gian biểu thì chính bạn phải nghiêm túc tuân thủ, đảm bảo mình luôn follow, làm việc đúng timeline đã đặt ra, tránh việc trì hoãn, làm việc mà thiếu tập trung, kéo dài thời gian mà vẫn chưa xong việc, hoặc đang làm việc giữa chừng lại nghỉ để đi chơi, đi làm việc khác. Tức là điều quan trọng nhất vẫn nằm ở sự nghiêm túc và kỷ luật của chính bạn, càng quyết tâm, càng nghiêm túc thì khả năng bạn quản lý công việc tốt càng cao. Ngược lại, nếu bạn muốn quản lý thời gian, quản lý công việc hiệu quả, nhưng lại chưa đủ quyết tâm, chưa cố gắng thực hiện, thì bạn sẽ khó lòng làm được điều đó, ngựa quen đường cũ, sẽ lại tiếp tục thói quen trì hoãn, dời việc hôm nay sang ngày mai…
Lỡ bị quá tải, quá nhiều việc cần làm thì phải làm sao để xử lý kịp?
Có một số trường hợp bạn rất quyết tâm, rất cố gắng để rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian, nhưng lực bất tòng tâm, vẫn chưa thể cải thiện được, vẫn trong tình trạng bị quá tải, có quá nhiều việc cần làm, thì phải làm sao? Giải pháp hữu hiệu nhất chính là bạn phải nhìn lại bản thân xem mình đang còn yếu ở đâu, thiếu sót ở chỗ nào, có điều gì đang cản trở bạn hoàn thành tốt công việc, đang khiến bạn mất nhiều thời gian loay hoay mà vẫn chưa xong việc… rồi lên kế hoạch để tự trau dồi bản thân, sớm khắc phục những điều đó, trở thành phiên bản hoàn hảo hơn của chính mình.
Tức là bạn cần phải nâng cao năng lực bản thân, khi bạn có kiến thức vững hơn, kỹ năng mềm thành thạo hơn, thì bạn sẽ hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn. Cùng một công việc, nếu lúc trước bạn mất tận 4 tiếng mới làm xong, thì khi đã nâng cao năng lực bản thân, bạn chỉ cần 2 tiếng để xử lý, vậy là sẽ giải quyết được trường hợp bị quá tải, có quá nhiều việc cần làm rồi. Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa của câu nói “việc hôm nay chớ để ngày mai”, đồng thời, đưa ra một số gợi ý để bạn rèn luyện thói quen tốt ấy và tăng cơ hội thành công trong tương lai. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!
>> Kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc và chủ động làm việc
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.