Cẩm nang sinh viên là chuyên mục giải đáp những băn khoăn thường gặp, cung cấp các thông tin hữu ích mà sinh viên cần biết, cần nắm rõ để giúp việc học tập của mình gặp nhiều thuận lợi hơn. Mỗi tập thường sẽ bao gồm 4 chủ đề chính, được giải đáp một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm, sinh viên chỉ cần đọc qua là sẽ hiểu rõ vấn đề ngay. Trong cẩm nang sinh viên tập 57, hãy cùng Tự Tin Vào Đời tìm hiểu một số thông tin về rớt môn từ năm 1, mở đầu bài thuyết trình, bảo lưu học tập và không có đam mê thì phải làm sao?
>> Cẩm nang sinh viên (Tập 55) – Học phí năm 1, bài tập về nhà
1. Lời cảnh tỉnh cho sinh viên bị rớt môn ngay từ năm 1
Không ít sinh viên năm nhất có tâm lý là mình được quyền nghỉ ngơi, relax, thoải mái vui chơi khi vừa mới vào đại học. Đây là nguyên nhân khiến nhiều bạn sinh viên bị rớt môn ngay từ năm nhất. Nếu lơ là việc học ngay từ năm nhất thì hậu quả đầu tiên chính là các em sẽ bị rớt môn và sẽ trải qua một cảm giác cực kỳ bực bội vì vừa mới lên đại học mà đã có kết quả học tập kém rồi.
Kiến thức năm 1 cũng là nền tảng quan trọng, nếu sinh viên lơ là việc học, để bị rớt môn ngay từ năm nhất thì nhiều khả năng rằng các em sẽ bị mất căn bản khi học lên các môn nâng cao sau này. Tức là hậu quả không chỉ dừng lại ở việc bị rớt 1-2 môn ở năm nhất, mà nó còn làm sinh viên lao đao vì không vững kiến thức, tiềm ẩn rủi ro tiếp tục bị rớt thêm nhiều môn ở năm 2, năm 3, năm 4.
2. Cách giúp sinh viên mở đầu bài thuyết trình ấn tượng
Bên cạnh chuẩn bị nội dung, làm slide, tập dượt thuyết trình sao cho lưu loát, thì việc mở đầu bài thuyết trình sao cho ấn tượng cũng là điều mà sinh viên cực kỳ quan tâm, hãy tham khảo 5 cách sau:
- Mở đầu bằng 1 câu hỏi liên quan tới chủ đề bài thuyết trình, câu hỏi càng gây tò mò, càng nhiều ý kiến trái chiều càng tốt, không nên đặt các câu hỏi quá đơn giản, nghe xong trả lời được ngay.
- Gây chú ý bằng 1 tình huống thông qua việc diễn tiểu phẩm hoặc quay video, cần đảm bảo sao cho logic, sinh động, hấp dẫn và có liên quan tới chủ đề bài thuyết trình, dù hơi cực nhưng sẽ tạo ấn tượng tốt.
- Mở đầu bằng 1 chủ đề đang hot, được nhiều sự quan tâm và liên quan tới nội dung bài thuyết trình, tránh các chủ đề nhảm, lãng xẹt, lố, hoặc phản cảm, không phù hợp với môi trường học đường.
- Mở đầu bằng 1 giả thuyết khiến người xem tò mò, chú ý lắng nghe nội dung bài thuyết trình để xem liệu giả thuyết đó có chính xác không, vừa ấn tượng, vừa khiến mọi người phải tập trung lắng nghe.
- Gây tò mò bằng 1 khái niệm mới. Các em cần tìm hiểu kỹ lưỡng để giải nghĩa khái niệm đó sao cho thật chính xác, tránh việc giải thích sai lệch thì sẽ bị phản tác dụng, bị giảng viên đánh giá thấp.
>> Sinh viên được quyền bảo lưu kết quả học tập trong trường hợp nào?
3. Thủ tục và lưu ý khi sinh viên bảo lưu kết quả học tập
Thật ra, chẳng sinh viên nào muốn việc học của mình bị tạm dừng, vì sau này khi đi học lại thì các em sẽ bị quên kiến thức, vừa mất thời gian ôn lại kiến thức cũ, vừa phải học thêm kiến thức mới. Sinh viên thường chỉ bảo lưu kết quả học tập trong các trường hợp bất đắc dĩ như ốm đau, nhập viện thời gian dài, gia đình không đủ tài chính, có biến cố cá nhân, hoặc dự định đi du học.
Về thủ tục, đầu tiên, sinh viên cần xin bảng điểm ở phòng đào tạo, là căn cứ để bảo lưu điểm, rồi nộp bảng điểm & đơn đề nghị tạm hoãn việc học tại văn phòng khoa, trưởng khoa sẽ xác nhận và gửi lại phòng đào tạo. Về lưu ý, sinh viên cần hiểu rằng không phải trường hợp nào xin bảo lưu cũng được duyệt, nếu các em chưa hoàn thành xong năm 1, hoặc đang bị kỷ luật, xem xét thôi học, thì sẽ không được bảo lưu học tập. Ngoài ra, khi bảo lưu kết quả học, sinh viên phải chuẩn bị trước tâm lý rằng mình sẽ ra trường trễ hơn so với bạn bè đồng trang lứa, sau này họ đi làm kiếm tiền rồi, mà mình vẫn phải tiếp tục đi học.
4. Không có đam mê, không biết mình thích gì thì phải làm sao?
Đam mê là điều mà bạn yêu thích, muốn đạt được, là định hướng bạn muốn theo đuổi và gắn bó lâu dài. Bạn sẽ cảm thấy cực kỳ hào hứng, phấn khởi và tràn đầy quyết tâm khi theo đuổi đam mê ấy. Tuy nhiên, vẫn có không ít người cảm thấy cực kỳ hoang mang, lo lắng, vì đã cố gắng vắt óc suy nghĩ, nhưng vẫn chưa xác định được rằng mình thích gì, đam mê gì? Vậy làm sao để biết mình đam mê điều gì?
Đầu tiên, bạn hãy suy nghĩ xem mình muốn làm công việc gì trong tương lai, đó cần là những việc mà bạn yêu thích và muốn gắn bó lâu dài, chứ không phải chỉ là sự thích thú nhất thời. Tiếp theo, bạn hãy nhìn lại xem mình có những thế mạnh nào, ưu điểm nào, chúng sẽ là cơ sở để gHãy tìm ra điểm giao nhau giữa công việc mình thích và thế mạnh của bản thân, đó sẽ chính là điều bạn đam mê, là điều bạn có thể làm tốt, có thể gặt hái được nhiều thành công và gắn bó lâu dài.iúp bạn phát triển bản thân và dễ dàng chinh phục đam mê, chạm tay tới thành công trong tương lai.
Cẩm nang sinh viên tập 57 đã giúp các em giải đáp một số băn khoăn thường gặp, và nắm được các thông tin mà bản thân đang quan tâm, liên quan tới chuyện rớt môn từ năm 1, mở đầu bài thuyết trình, bảo lưu học tập và không có đam mê thì phải làm sao? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> Cẩm nang sinh viên (Tập 56) – Môn 2 tín chỉ, học buổi tối
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.