Home Công việc Đi Làm Gặp Sếp Là Ác Mộng, Làm Sao Gạt Bỏ Suy Nghĩ Ấy?

Đi Làm Gặp Sếp Là Ác Mộng, Làm Sao Gạt Bỏ Suy Nghĩ Ấy?

by Hoàng Khôi Phạm
Đi Làm Gặp Sếp Là Ác Mộng, Làm Sao Gạt Bỏ Suy Nghĩ Ấy?

Sợ sếp là một cảm giác hoàn toàn bình thường, vì sếp là người có chức vụ cao hơn, kiến thức, kinh nghiệm làm việc cũng vững vàng hơn, thậm chí họ cũng có thể ra những quyết định ảnh hưởng nhiều tới công việc hiện tại của bạn. Điều này đồng nghĩa với việc hầu như nhân viên nào đi làm cũng đều sợ sếp, khi đang làm việc mà thấy sếp đi ngang thì tự dưng cũng nghiêm túc và tập trung hơn hẳn. Tuy nhiên, nếu bạn đang có xu hướng sợ sếp một cách quá mức, cảm giác rằng đi làm gặp sếp là ác mộng, thì phải làm sao để gạt bỏ suy nghĩ ấy?

>> Đi làm gặp sếp hay sai vặt thì làm sao để từ chối?

Vì sao nhân viên xem sếp là ác mộng?

Trước khi giải đáp rằng làm sao để gạt bỏ suy nghĩ sợ cấp trên quá mức, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem vì sao nhân viên xem sếp là ác mộng? Trong vấn đề này, mỗi người sẽ có những góc nhìn riêng, quan điểm riêng, dựa trên trường hợp thực tế rằng môi trường làm việc ra sao, phong cách lãnh đạo của sếp thế nào, sếp có những tiêu chí khắt khe nào, nhưng thường sẽ xoay quanh một số nguyên nhân sau đây:

  • Sếp quá khó tính, đưa ra nhiều quy định, tiêu chuẩn khắt khe, buộc nhân viên phải tuân thủ;
  • Sếp có nhiều biện pháp xử phạt, cảnh cáo nếu nhân viên làm sai, khiến bạn cảm thấy cực kỳ áp lực;
  • Sếp không bao giờ nương tay, đụng chuyện gì cũng xử lý thẳng tay, khiến bạn vừa làm vừa nơm nớp lo sợ;
  • Cấp trên không nói lý lẽ, đụng chuyện gì cũng tại nhân viên, do nhân viên làm sai, mặc định sẽ chê trách, quy trách nhiệm hoàn toàn cho nhân viên cấp dưới;
  • Sếp làm việc theo cảm tính, lúc nào làm gì cũng phải nhìn xem sếp đang vui hay đang buồn, phải luôn chiều theo cảm xúc của sếp, thậm chí có những điều mình thấy vô lý cũng phải làm thinh;
  • Cấp trên cho rằng mình tài giỏi, luôn ra quyết định đúng, không lắng nghe góp ý của nhân viên, ai làm trái ý mình hoặc có quan điểm trái chiều thì cho rằng đang cãi, đang phản động;
  • Cấp trên giao việc nhiều quá mức, khiến nhân viên lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, quá tải, nhiều khi việc cũ còn chưa hoàn thành đã giao thêm việc mới chồng chất lên nhau;
  • Cấp trên không quan tâm tới nhân viên, khi cần hỗ trợ thì sếp luôn từ chối, cho rằng nhân viên lười biếng, năng lực yếu kém, phải tự chịu trách nhiệm với công việc của mình;
  • Sếp không bao giờ hỏi thăm, động viên hay khen thưởng, mà chỉ chăm chăm vào việc đốc thúc, dí deadline, ép KPI, khiến nhân viên cảm thấy đi làm quá áp lực, gặp sếp là ác mộng…

Sợ sếp quá mức tiềm ẩn những tai hại nào?

Như đã tìm hiểu ở phần trước, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng nhân viên xem sếp là ác mộng, càng nhiều nguyên nhân gộp lại, càng khiến tình trạng sợ sếp trở nên nghiêm trọng hơn, và tất nhiên điều đó luôn tiềm ẩn rất nhiều tai hại khôn lường, chẳng hạn như:

  • Khó lòng tập trung hoàn thành công việc, vừa làm vừa nơm nớp lo sợ rằng lỡ xảy ra sai sót thì sẽ bị sếp trách mắng, trừ bonus, trừ lương KPI, mà càng lo thì càng khó làm tốt công việc;
  • Dễ bị cắt ngang luồng suy nghĩ khi thấy sếp đi ngang qua, tức là đang động não để giải quyết công việc, mà sếp xuất hiện, thì tự dưng bạn quá sợ tới mức quên luôn những gì mình đang nghĩ, cản trở quá trình làm việc, và nhiều khi sẽ dễ để xảy ra sai sót trong công việc, vì cứ vừa làm vừa bị cắt ngang tâm trí;
  • Khi có những điều chưa rõ, chưa biết cách làm, bạn cũng sẽ không dám mở miệng ra hỏi sếp, vì bạn quá sợ, không nói nên lời, rồi cứ im im làm theo cách của mình, tới cuối cùng báo cáo kết quả lại không như ý cấp trên, làm sai lệch yêu cầu, rồi tự dưng lại bị trách mắng nghiêm trọng hơn, càng sợ sếp hơn;
  • Dễ rơi vào tình trạng lạm quyền, tức là có những việc vốn dĩ cần hỏi ý sếp, cần cấp trên thông qua trước khi làm, mà bạn sợ sếp quá không dám hỏi, tới lúc vỡ lẽ ra thì sẽ bị quy rằng mình lạm quyền;
  • Khó lòng gắn bó lâu dài với công ty, lúc nào cũng có ý định sẽ nghỉ việc vì quá mệt mỏi, áp lực, đi làm gặp sếp là ác mộng thì làm sao mà làm tiếp được, khi cứ luôn có suy nghĩ như thế thì sớm muộn gì bạn cũng nghỉ, mà từ giờ cho tới lúc nghỉ thì kết quả làm việc cũng sẽ khá tệ, vì tâm trạng sắp nghỉ việc sẽ không cố gắng làm việc nữa…

>> Cùng đồng nghiệp nói xấu sếp nếu bị phát hiện thì sẽ thế nào?

Làm sao gạt bỏ suy nghĩ đi làm gặp sếp là ác mộng?

Nếu cứ mãi mắc kẹt trong suy nghĩ rằng đi làm gặp sếp là ác mộng, thì bạn sẽ luôn trong trạng thái đau đầu, mệt mỏi, áp lực quá mức, cảm thấy mỗi ngày đi làm như cực hình, và chính điều đó cũng kéo kết quả làm việc của bạn sa sút, ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập hàng tháng. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này, làm sao gạt bỏ suy nghĩ đi làm gặp sếp là ác mộng? Thật ra, mỗi người mỗi tình huống khác nhau, mức độ sợ sếp khác nhau, sẽ tự có được phương án riêng để xử lý, khắc phục tình trạng sợ sếp. Còn nếu bạn muốn tham khảo một số phương án chung, để mình tự cân nhắc, so sánh và lựa chọn giải pháp phù hợp với mình nhất, thì có thể tham khảo trong phần này.

Đầu tiên, bạn hãy ghi nhớ kỹ những yêu cầu, quy định, quy tắc bất di bất dịch mà cấp trên đã đưa ra, có thể có một số điều quá khắt khe, nhưng chung quy lại cũng vì muốn kết quả công việc tốt hơn, nếu bạn làm theo những điều đó, tuân thủ những quy tắc ấy, thì khả năng cao rằng cũng giúp bạn làm việc năng suất hơn, hiệu quả hơn. Hãy đảm bảo rằng trong bất kỳ công việc nào thì bạn cũng đều làm đúng, tuân thủ chính xác các yêu cầu, quy định do sếp đưa ra, vậy là tự dưng cấp trên sẽ không còn lý do nào để trách mắng hoặc làm khó bạn. Tiếp theo, bạn hãy cố gắng show cho sếp thấy rằng mình là một người có năng lực, lúc nào cũng hoàn thành công việc đúng deadline, đúng KPI, thậm chí kết quả còn tốt vượt mong đợi, như thế thì họ sẽ có thiện cảm với bạn hơn. Tất nhiên, để làm được điều đó thì bạn phải cực kỳ tập trung, nỗ lực hết mình trong công việc và phải trau dồi năng lực bản thân để mình đủ giỏi, đủ kiến thức, kỹ năng mà công việc yêu cầu. Ngoài ra, bạn cũng cần mạnh dạn giao tiếp, trao đổi công việc với cấp trên khi cần thiết, vì mục tiêu chung của đôi bên vẫn là hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất, thì chẳng việc gì bạn phải ngại, phải sợ khi mở lời nói chuyện với sếp cả, nếu lúc trước bạn có sợ sệt, thì hãy nhanh chóng gạt bỏ suy nghĩ ấy sang một bên, đừng để điều đó cản trở mình làm tốt công việc.

Khi bạn dung hoà được những điều trên, sẽ vừa giúp bạn hoàn thành tốt công việc, vừa giúp cấp trên có thiện cảm hơn với mình, và tất nhiên sẽ không còn chuyện cảm thấy đi làm gặp sếp là ác mộng nữa. Tất nhiên, điều này cần thời gian, bạn hãy kiên trì và nỗ lực, đừng vội nản chí nhé. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Sếp khó tính quá thì nhân viên phải làm sao?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích