Sinh viên nào cũng biết rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của mình là học tập, phải ráng học chăm chỉ, học tốt để đạt điểm cao và nắm vững kiến thức chuyên ngành, thì sau này sẽ thuận lợi hơn khi tìm việc làm. Tuy nhiên, ở một góc nhìn sâu xa hơn, thì các em nên nghĩ tới chuyện làm sao để tìm được công việc tốt, phù hợp và mình có thể gắn bó lâu dài, chứ không đơn thuần chỉ là tìm một công việc để đi làm kiếm tiền. Tức là vấn đề nằm ở chuyện định hướng nghề nghiệp, phải có định hướng đúng & rõ ràng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vậy định hướng nghề nghiệp quan trọng thế nào với sinh viên? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp những băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!
>> Ngày hội hướng nghiệp là gì, giúp ích thế nào cho sinh viên?
Định hướng nghề nghiệp là gì?
Định hướng nghề nghiệp là việc tìm hiểu, thu thập thông tin, hình dung về công việc tương lai, để xem đâu mới là công việc, ngành nghề mà mình thật sự yêu thích, có năng khiếu, có thể hoàn thành tốt công việc và gắn bó lâu dài, phát triển sự nghiệp vững chắc trong ngành ấy, thường thì sinh viên nhất định phải có sự tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Nghe có vẻ vĩ mô, nhưng thật ra điều này cũng đơn giản, không quá khó, miễn sao chúng ta có sự tìm hiểu, dành thời gian tìm hiểu trước, lắng nghe bản thân xem mình muốn gì, thích gì, để chắc chắn rằng mình tìm được định hướng phù hợp nhất, chứ đừng chọn đại, nghe hoàn toàn theo ý người thân, hoặc chạy theo những ngành hot, lương cao, trong khi thực chất chưa biết chúng có hợp với mình không?
Định hướng nghề nghiệp quan trọng thế nào với sinh viên?
Định hướng nghề nghiệp cần có từ sớm, từ hồi còn học cấp 3, hoặc chí ít cũng phải định hướng cụ thể từ sinh viên năm 1 đại học, để nếu có gì cần thay đổi thì các em còn kịp thời thi lại, đổi chuyên ngành, chứ nếu càng để lâu sẽ càng mang lại nhiều hệ quả tiêu cực. Vậy định hướng nghề nghiệp quan trọng thế nào với sinh viên?
Định hướng nghề nghiệp quan trọng với tất cả mọi người, nhưng ở thời điểm chúng ta là sinh viên thì điều đó lại càng quan trọng hơn. Khi là sinh viên, được học hỏi, tiếp xúc với các kiến thức chuyên ngành, đó cũng là bước đầu tiên trong hành trình xây dựng sự nghiệp, tìm hiểu về ngành nghề, về công việc mà mình sẽ theo đuổi sau này. Mặc dù đã chọn chuyên ngành xong rồi, học vào các môn chuyên ngành rồi, nhưng sinh viên vẫn cần cảm nhận, tìm hiểu sâu hơn về chuyên ngành, đặc biệt là thông qua quá trình được học, tiếp xúc với kiến thức chuyên ngành, để đánh giá 1 lần nữa rằng liệu ngành này có phù hợp với mình không, có phải là định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho mình không?
Nếu cảm thấy có gì đó không hợp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thì sinh viên cũng có cơ hội thay đổi định hướng nghề nghiệp, tức là xin chuyển ngành, hoặc đăng ký học song ngành, học thêm 1 ngành khác mà mình thấy hứng thú hơn, và cũng giúp sau này các em ra trường sẽ sở hữu cùng lúc 2 tấm bằng đại học, nhân đôi cơ hội nghề nghiệp. Tức là nếu có thay đổi gì thì lúc còn đang đi học, đặc biệt là cuối năm 1, đầu năm 2, thì sẽ thuận tiện hơn, chứ để tới khi ra trường đi làm vài năm rồi, mới thấy không hợp và muốn đổi ngành, thì sẽ khó hơn nhiều. Vậy đi làm giữa chừng thấy không hợp, muốn đổi ngành liệu có được không, hay là đã quá muộn màng?
>> Dựa vào đâu để chọn hướng đi đúng đắn cho bản thân?
Giữa chừng thấy không hợp, muốn đổi ngành liệu có được không?
Không bao giờ là quá muộn để chúng ta theo đuổi công việc phù hợp với bản thân, nhưng với trường hợp sinh viên chọn sai ngành, ban đầu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, để đi làm giữa chừng thấy không hợp, càng làm càng nản, thì chuyện thay đổi ngành nghề, thay đổi công việc sang một ngành khác là một điều cực kỳ khó khăn. Nếu đủ bản lĩnh, quyết tâm, chịu khó học hỏi và thích nghi, thì bạn vẫn sẽ làm được, nhưng phải vượt qua nhiều chông gai, thử thách, chứ sẽ không đơn giản như khi chúng ta có định hướng nghề nghiệp đúng đắn ngay từ đầu.
Đầu tiên, đó là khó khăn về kiến thức chuyên môn, chuyên ngành, người ta phải trải qua tận 4 năm đại học để tiếp thu kiến thức của ngành đó, bây giờ mình tay ngang, chuyển sang đi làm trái ngành, thì phải làm sao để học hỏi & tiếp thu nhanh chóng, hay là sẽ học lại đại học từ đầu? Tiếp theo, đó là khó khăn về thời gian, về xuất phát điểm, tức là sau khi đầu tư một thời gian dài để trau dồi kiến thức, có thể là khoảng 1 năm nếu nhanh, cộng thêm chuyện bạn đã ra trường đi làm vài năm, thì tới khi bạn bắt đầu công việc mới, bên ngành mới, ở vị trí junior (cấp bậc thấp & khởi điểm khi đi làm), thì có thể bạn đang ở độ tuổi 26-27 rồi, trong khi những đồng nghiệp cùng cấp với bạn chỉ là những bạn sinh viên mới ra trường, có 22-23 tuổi thôi, vậy là xuất phát điểm của bạn lại y như sinh viên mới ra trường, dù tuổi đời mình cũng không còn nhỏ.
Hoặc khi so sánh với những người bạn đồng trang lứa thì lại càng áp lực hơn, lúc này họ đã lên tới leader, quản lý 1 team luôn rồi, mà mình lại chỉ đang là junior. Chưa kể tới áp lực về mức lương, ở vị trí junior mà bạn bắt đầu lại khi thay đổi định hướng nghề nghiệp, thì mức lương được offer cũng tương đương như mặt bằng chung của sinh viên mới ra trường thôi. Liệu bạn đã chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần, và có đủ quyết tâm cho chuyện đổi ngành, thay đổi định hướng nghề nghiệp như thế này chưa?
Bài viết này đã giúp bạn giải đáp băn khoăn rằng định hướng nghề nghiệp quan trọng thế nào với sinh viên? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!
>> 3 năm nữa bạn sẽ là người như thế nào, thành đạt ra sao?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.