Home Công việc Đừng Nghỉ Việc Theo Kiểu Dứt Áo Ra Đi, Cắt Đứt Liên Lạc

Đừng Nghỉ Việc Theo Kiểu Dứt Áo Ra Đi, Cắt Đứt Liên Lạc

by Hoàng Khôi Phạm
Đừng Nghỉ Việc Theo Kiểu Dứt Áo Ra Đi, Cắt Đứt Liên Lạc

Làm không hợp thì nghỉ, không còn hứng thú nữa thì nghỉ, hoặc khi có định hướng công việc mới thì nghỉ, đó là những quan điểm bình thường và khá phổ biến hiện nay. Công ty cũng không ép buộc nhân viên phải gắn bó lâu dài, và pháp luật cũng chẳng cấm bạn nghỉ việc, tuy nhiên, khi đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn cũng cần có sự khéo léo, đừng nghỉ việc theo kiểu dứt áo ra đi, cắt đứt liên lạc.

>> 6 dấu hiệu nhận biết nhân viên sắp nghỉ việc

Nguyên nhân khiến bạn nghỉ việc đột ngột

Đang yên đang lành, đang làm việc yên ổn, có thu nhập ổn định, thì chẳng ai muốn nghỉ việc đột ngột cả, trừ khi có những lý do bất khả kháng, cấp bách, không thể xoay chuyển được, khiến bạn phải ra quyết định nghỉ việc đột xuất, mà không hề có kế hoạch hay dự định từ trước, đó thường sẽ là các nguyên nhân sau:

  • Gia đình có biến cố, có chuyện đột xuất, chẳng hạn như phải chuyển nhà đi xa, đi định cư nơi khác, hoặc có người thân bị ốm đau không ai chăm sóc, bạn phải nghỉ làm ở nhà một thời gian để chăm người thân;
  • Gặp sự cố tài chính, không xoay sở đủ tiền để chi trả, mà lương hiện tại cũng thấp, nên phải tìm việc khác gấp;
  • Cá nhân bạn có định hướng mới, muốn phát triển trong lĩnh vực công việc khác mà mình có hứng thú nhiều hơn;
  • Bạn cảm thấy mình không hợp với công việc hiện tại, càng làm càng chán nản, kết quả tệ hơn mong đợi;
  • Được bạn bè rủ hợp tác kinh doanh, khởi nghiệp, với kế hoạch khá hay và dự kiến mang về mức lợi nhuận hấp dẫn;
  • Tìm được một cách kiếm tiền khác tốt hơn, có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn công việc văn phòng hiện tại, chẳng hạn như bán hàng online, kinh doanh quần áo, ăn uống;
  • Cảm thấy môi trường làm việc ngày càng toxic, đồng nghiệp kỳ cục, sếp chèn ép, thiên vị;
  • Mâu thuẫn sâu sắc, bất đồng quan điểm nghiêm trọng với đồng nghiệp, cấp trên, không thể tiếp tục làm chung;
  • Công ty đột ngột kinh doanh sa sút nên cắt giảm lương, thậm chí còn trả lương trễ, nợ lương…

Tác hại khi nghỉ việc theo kiểu dứt áo ra đi

Nghỉ việc đột ngột, đột xuất nếu vì chuyện gia đình, hoặc thay đổi định hướng công việc, thì đó là những điều bình thường, dễ thông cảm, và cũng hoàn toàn có thể duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với công ty, với đồng nghiệp cũ. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn cách nghỉ việc quyết liệt hơn, vừa đột ngột, vừa theo kiểu dứt áo ra đi, cắt đứt liên lạc với mọi người, không có nhu cầu gặp lại, thậm chí nghỉ ngang không bàn giao công việc, thì đó thật sự là một ấn tượng cực xấu về bạn trong mắt những người ở lại, và sẽ kéo theo các tác hại sau:

  • Mất đi mối quan hệ với đồng nghiệp ở công ty cũ vì bạn có hành động nghỉ việc không mấy lịch sự, tự dưng lại cắt đứt liên lạc và chẳng thèm bàn giao công việc, điều này cũng khiến những đồng nghiệp lúc trước thân thiết với bạn cảm thấy bị sốc, bị tổn thương, cảm thấy không được tôn trọng;
  • Tạo ác cảm trong mắt cấp trên và ban lãnh đạo công ty, nếu lỡ trong tương lai có dịp gặp lại, hoặc vô tình đụng mặt họ ở các công ty khác mà họ có góp vốn, thì bạn tự biết kết quả thế nào rồi đấy;
  • Khi phỏng vấn xin việc ở công ty mới, nếu bị hỏi về công ty cũ, về lý do nghỉ việc hoặc về chuyện bàn giao công việc ở công ty cũ, thì bạn sẽ không thể nào trả lời được, nếu nói sự thật thì sẽ bị loại ngay vì chẳng ai muốn tuyển một người như thế, lỡ đang làm việc tự dưng lại nghỉ ngang, không bàn giao công việc thì sao; còn nếu bịa đặt, gian dối thì sớm muộn gì cũng bị phát hiện, hoặc im lặng không trả lời thì nhà tuyển dụng cũng sẽ hoài nghi;
  • Tạo thói quen xấu khi nghỉ việc sau này, nhiều khả năng bạn sẽ ngựa quen đường cũ, tiếp tục nghỉ việc theo kiểu dứt áo ra đi, cắt đứt liên lạc, và phải tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro khác…

>> Không hợp với sếp mới thì có nên nghỉ việc không?

Đừng nghỉ việc theo kiểu dứt áo ra đi, cắt đứt liên lạc

Sau khi điểm qua những tác hại của chuyện nghỉ việc theo kiểu dứt áo ra đi, cắt đứt liên lạc, cắt đứt mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên ở công ty cũ, thì chắc hẳn bạn đang thấy nó tồi tệ hơn nhiều so với mình từng nghĩ tới đúng không? Và trên thực tế, những tác hại sẽ có thể còn nhiều hơn nữa, mà chúng ta sẽ khó lòng lường trước được, vì vốn dĩ cách nghỉ việc này sẽ khiến hình tượng của bạn trở nên cực kỳ xấu xí, và tạo nên sự bất bình sâu sắc trong mắt những người liên quan, mà khi họ đã bất bình, thì chẳng ai biết trong tương lai họ sẽ phản ứng thế nào, nói gì về bạn khi được hỏi tới, hoặc nếu lỡ vô tình đụng mặt nhau ở đâu đó, thì lúc ấy thật sự rất khó xử, bạn sẽ đối diện như thế nào, nhất là khi người làm việc cùng ngành thì khả năng vô tình gặp lại nhau trong tương lai cũng khá cao.

Chính vì thế, cho dù có bất mãn, bất đồng quan điểm hay mâu thuẫn sâu sắc, chán ghét công ty tới mức nào đi nữa, thì bạn cũng cần cố gắng giữ bình tĩnh, xin nghỉ việc một cách lịch sự, đàng hoàng, đúng quy trình và cố gắng giữ mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Vậy xin nghỉ việc sao cho khéo, để giữ mối quan hệ tốt đẹp?

Xin nghỉ việc sao cho khéo, giữ mối quan hệ tốt đẹp?

Thật ra, bản thân mỗi người đều có cách tư duy và đối nhân xử thế khác nhau, khi được đặt vào từng môi trường cụ thể, xét trên mức độ thân thiết riêng của bạn với đồng nghiệp, thì bạn sẽ tự có được cách hành xử phù hợp, xin nghỉ việc theo cách khéo léo của riêng mình. Chuyện này chỉ xoay quanh 1 công thức đơn giản, đó là hãy xin nghỉ việc đúng quy trình, chẳng hạn như báo trước 30 ngày, viết email xin nghỉ việc chỉn chu, được sếp duyệt, bàn giao công việc đầy đủ, tạm biệt sếp và đồng nghiệp trước khi nghỉ việc là được, chứ không cần phải là những bí quyết hay điều gì đó quá cao siêu, vì nghỉ việc là một chuyện hết sức bình thường, đâu có gì lạ lẫm mà khiến bạn phải lo lắng quá mức, chỉ cần bạn nghỉ việc bình thường và lịch sự, đừng nghỉ việc theo kiểu dứt áo ra đi, cắt đứt liên lạc thôi.

Hoặc trong một số trường hợp bạn quyết định nghỉ việc vì mâu thuẫn, xích mích nội bộ trong công ty, tức là bạn không còn tâm trí để chào tạm biệt đồng nghiệp, hoặc cảm thấy hành động ấy khá giả trân, bạn không ép mình làm được, thì bạn cũng không nhất thiết phải làm, nhưng hãy lưu ý giữ thái độ bình tĩnh, lịch sự, đừng nói xấu hay đá xéo công khai bất kỳ ai, có thể bạn không thích người này, không ưa người kia nên không muốn làm chung nữa, nhưng bạn hãy giữ riêng trong đầu của mình thôi là được, sau này nghỉ việc bạn cũng không liên quan tới họ nữa nên đừng quá bận tâm.

Bài viết này đã giúp bạn hiểu rằng vì sao mình đừng nên nghỉ việc theo kiểu dứt áo ra đi, cắt đứt liên lạc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Tạm biệt sếp và đồng nghiệp thế nào trước khi nghỉ việc?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích