Home Học tậpChuyện sinh viên Giảng Viên Tác Động Thế Nào Đến Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên?

Giảng Viên Tác Động Thế Nào Đến Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên?

by Hoàng Khôi Phạm
Giảng Viên Tác Động Thế Nào Đến Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên?

Một trong những đặc sản của đại học chính là đăng ký học phần. Đó là lúc mà sinh viên tranh nhau đăng ký để chọn lớp và chọn giảng viên mà mình muốn học. Vì theo review của các anh chị đi trước là nên học giảng viên này, không nên học giảng viên kia. Vậy giảng viên có thật sự tác động nhiều đến kết quả học tập của sinh viên không? Các em hãy cùng xem câu trả lời trong bài viết này nhé!

>> 10 câu nói “bất hủ” của giảng viên khiến sinh viên ấm lòng

Giảng viên có tác động đến điểm số của sinh viên không?

Câu trả lời là tác động khoảng 30%. Tức là 70% còn lại phụ thuộc vào năng lực, vào sự chăm chỉ và cố gắng của sinh viên. Nhưng 30% cũng không phải là con số nhỏ, chính vì thế mà thực trạng sinh viên tranh nhau đăng ký học phần để chọn giảng viên vẫn đang diễn ra. Vậy vì sao giảng viên khác nhau lại mang đến điểm số khác nhau cho sinh viên?

  • Đầu tiên, kiến thức của mỗi giảng viên không giống nhau: Những giảng viên giàu kinh nghiệm, giảng dạy lâu năm sẽ vững kiến thức hơn các giảng viên mới vào nghề.
  • Thứ hai, cách giảng dạy của mỗi giảng viên không giống nhau: Có những giảng viên dạy rất sát với nội dung bài thi, bài kiểm tra, nhưng cũng có những giảng viên đòi hỏi sinh viên phải tự nghiên cứu, tự đọc tài liệu thì mới có thể làm bài tốt.
  • Thứ ba, cách chấm điểm của mỗi giảng viên không giống nhau: Có những giảng viên chấm điểm dễ, 8, 9, 10 là chuyện bình thường, lại còn hay cho điểm cộng khi sinh viên phát biểu, nhưng cũng có những giảng viên chấm điểm khó, sinh viên nào giỏi lắm mới được nhận điểm 7, 8, có những giảng viên còn trừ điểm khi sinh viên không chuyên cần hoặc không làm bài tập.
  • Thứ 4, cách phân bổ điểm thành phần môn học của mỗi giảng viên không giống nhau: Có giảng viên chỉ đơn giản lấy tỷ lệ 3 – 7 giữa bài kiểm tra giữa kỳ và bài thi cuối kỳ. Cũng chỉ với 2 bài đó, giảng viên khác lại lấy tỷ lệ 5 – 5 hoặc 4 – 6. Cũng có những giảng viên không kiểm tra giữa kỳ, mà thay thế bằng điểm thuyết trình, tiểu luận,…

>> Cách giúp sinh viên học tốt các môn tính toán ở đại học

Điểm số có phản ánh kết quả học tập của sinh viên không?

Ở phần trước, anh đã kết luận là giảng viên có tác động đến điểm số của sinh viên. Nhưng vấn đề anh nêu ở chủ đề bài viết là kết quả học tập chứ không phải là điểm số. Kết quả học tập chính là những kiến thức mà các em tiếp thu được từ môn học, từ những gì giảng viên truyền tải, từ những ví dụ thực tiễn mà giảng viên nêu ra trong bài giảng,… Bên cạnh đó, kết quả học tập cũng chính là việc các em biết cách ứng dụng kiến thức được học vào thực tiễn như thế nào. Ngoài ra, kết quả học tập còn là việc truyền cảm hứng cho các em về môn học, giúp các em yêu thích môn học đó, yêu thích ngành học của mình hơn.

Có những bạn điểm số rất cao, tốt nghiệp loại giỏi, nhưng chưa chắc sau 3-5 năm đi làm thì lại thành công hơn những bạn tốt nghiệp loại khá. Ở đây anh không đánh đồng toàn bộ, tức là vẫn có những bạn vừa điểm cao mà vừa vững kiến thức chuyên ngành luôn. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có một số bạn vì quá chú trọng điểm số nên đánh mất đi những giá trị khác của môn học, đến khi ra trường rồi thì lại không nhớ rõ kiến thức, không biết cách ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế, vì lúc trước giảng viên dễ quá, không bắt tìm hiểu sâu nội dung bài học, rồi chấm điểm cũng dễ dàng 9, 10 quá nên các bạn chủ quan, nghĩ là mình giỏi rồi.

Ơ vậy thì quay lại với chủ đề, giảng viên tác động thế nào đến kết quả học tập của sinh viên? Chắc chính các em cũng đã có được câu trả lời cho mình rồi. Ở đây anh không cổ suý các em nên cân đo đong đếm, chọn giảng viên này, tránh giảng viên kia. Anh chỉ muốn rằng sau khi đọc bài viết này thì các em nhận ra mỗi giảng viên đều có tác động đến kết quả học tập của sinh viên theo nhiều hướng khác nhau, chẳng hạn như về điểm số, về mức độ vững kiến thức, hiểu sâu bài học, về cách áp dụng kiến thức vào thực tế, về việc truyền cảm ứng về ngành học,… Bên cạnh đó, các em cũng đừng quên rằng chính bản thân các em là người quyết định phần lớn đến kết quả học tập của mình. Sau này mình thành công thì phụ thuộc phần lớn ở sự cố gắng của các em trong 4 năm đại học đó. Chúc các em học tốt nhé!

>> Đừng để sắp tốt nghiệp lại hối tiếc vì 4 năm đại học không cố gắng

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh.
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích