Home Học tậpHọc hành, thi cử Lập Kế Hoạch Học Tập Thế Nào Để Không Bỏ Giữa Chừng?

Lập Kế Hoạch Học Tập Thế Nào Để Không Bỏ Giữa Chừng?

by Hoàng Khôi Phạm
Lập Kế Hoạch Học Tập Thế Nào Để Không Bỏ Giữa Chừng?

Nhiều sinh viên từng rơi vào tình trạng rằng mình đang có động lực rất lớn, chủ động lập kế hoạch học tập, rồi theo đuổi được một thời gian, nhưng lại không theo được tới cùng, tự dưng bị mất hứng, cảm thấy chán nản rồi bỏ giữa chừng cực kỳ uổng phí. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này? Sinh viên nên lập kế hoạch học tập thế nào để không bỏ giữa chừng?

>> Giáo trình dài quá, nhiều chữ quá, đọc thế nào cho hiệu quả?

Kế hoạch học tập là gì?

Kế hoạch học tập là lộ trình học tập cụ thể được sinh viên lập ra để dễ dàng theo đuổi, bám sát mục tiêu học tập, tăng khả năng đạt kết quả học tập tốt, xếp loại giỏi, xuất sắc. Không chỉ trong học tập, mà khi làm bất kỳ điều gì, nếu muốn tăng khả năng đạt được mục tiêu thì chúng ta cần phải lập kế hoạch cụ thể và bám sát theo nó. Chuyện lập kế hoạch học tập cũng vậy, nó không phải là điều được lập ra cho vui, cho có, mà sinh viên phải thật sự để tâm, cố gắng lập kế hoạch sao cho chuẩn chỉnh, tối ưu nhất, phù hợp nhất với bản thân và khi đã có kế hoạch thì phải bám sát theo nó, cố gắng theo đuổi đến cùng để mang về kết quả học tập tốt nhất.

Lập kế hoạch học tập có khó không?

Sau khi hiểu rằng kế hoạch học tập là gì, chúng ta sẽ cùng giải đáp xem liệu lập kế hoạch học tập có khó không, có phức tạp không? Nếu sinh viên chưa bao giờ lập kế hoạch học tập, đây là lần đầu tiên các em làm chuyện ấy, thì tất nhiên sẽ cảm thấy nó khá khó, khá phức tạp, nhiều bạn còn loay hoay mãi mà chẳng đi tới đâu, vẫn thấy kế hoạch của mình lộn xộn, rối tung lên, không theo một trình tự logic nào, thậm chí chưa thực hiện mà đã thấy bể, thấy không khả thi. Tuy nhiên, khi đã lập kế hoạch học tập nhiều lần và biến nó thành một thói quen, tức là với bất kỳ môn học nào các em cũng đều có kế hoạch cụ thể rằng trên lớp sẽ làm gì, về nhà sẽ làm gì, ôn tập bao lâu, tự học hay sẽ học nhóm, làm sao để tối ưu điểm số,… thì dần dần các em sẽ thấy rằng chuyện này cũng đơn giản, lập kế hoạch học tập không quá khó như mình đã nghĩ.

>> Vì sao sinh viên năm 1 thường bị rớt môn phải học lại?

Kế hoạch học tập bao gồm các yếu tố nào?

Để lập kế hoạch học tập hiệu quả, sao cho có thể theo đuổi tới cùng và không bỏ giữa chừng, thì sinh viên cần phải đảm bảo rằng kế hoạch của mình đã bao gồm đầy đủ các tiêu chí cần thiết, vậy cụ thể hơn, kế hoạch học tập thường bao gồm các yếu tố nào? Đầu tiên và là điểm mấu chốt bắt buộc phải có trong kế hoạch học tập, đó chính là mục tiêu, là đích đến, rằng các em muốn cuối cùng mình sẽ đạt được kết quả như thế nào, học lực ra sao, điểm số bao nhiêu, càng cụ thể càng tốt, nhưng cần lưu ý rằng mục tiêu này phải khả thi, phù hợp với năng lực của mình, chứ không nên đặt đại một mục tiêu nào đó quá xa vời, nghĩ tới thôi là thấy bất hợp lý, thì nó sẽ khiến các em bị nản chí ngay từ đầu, vì cho rằng có cố gắng cách mấy cũng không đạt được.

Tiếp theo, kế hoạch học tập cần phải có timeline, bao gồm deadline cần hoàn thành, và trong khoảng thời gian từ giờ tới deadline đó, hãy chia nhỏ thành 3-4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có một cột mốc cuối cùng, khi lần lượt đạt được từng cột mốc thì càng tăng khả năng đạt được mục tiêu cuối cùng. Đồng thời, điều này cũng bao gồm tiến độ học tập, để đánh giá xem liệu các em có đang theo đúng tiến độ của kế hoạch không, hay là đang chậm hay nhanh hơn so với tiến độ. Ngoài ra, kế hoạch học tập cũng cần có các phương án, cách thức, phương pháp học tập phù hợp với bản thân, linh hoạt cho từng môn học, để tăng khả năng học tốt, mang về kết quả như kỳ vọng.

Lập kế hoạch học tập thế nào để không bỏ giữa chừng?

Sau khi nắm được các yếu tố cần có trong kế hoạch học tập, thì chúng ta sẽ quay lại câu hỏi được đặt ra ở đầu bài viết, đó là lập kế hoạch học tập thế nào để không bỏ giữa chừng? Đầu tiên, điều này cũng đã được nhắc tới ở phần trước, chính là sinh viên phải tự lượng sức mình, cân nhắc đặt mục tiêu sao cho phù hợp với năng lực, với khả năng học hỏi của bản thân, chứ đừng đặt ra những mục tiêu khá xa vời, không khả thi, như thế sẽ dễ bị nản chí và bỏ giữa chừng. Tiếp theo, các em cần phải chọn những phương pháp học sao cho phù hợp với mình, mình phải thấy hợp, thấy thích, thì mới có thể theo đuổi tới cùng, chứ không nên copy cách học của bạn khác, vì có thể điều đó hợp với họ nhưng không hợp với mình, ép bản thân phải theo như thế thì sẽ dễ bị nản và bỏ giữa chừng.

Ngoài ra, một yếu tố khá quan trọng giúp sinh viên theo đuổi kế hoạch học tập tới cùng chính là phải luôn tập trung, nỗ lực và bám sát timeline. Có kế hoạch thì mình phải ráng chạy theo sao cho đúng tiến độ, đừng để bản thân bị lười nhác, nhất là trong giai đoạn đầu, vì nó sẽ khiến các em bị chậm tiến độ, càng nhìn càng thấy nản, dễ có suy nghĩ rằng bây giờ có ráng cũng không kịp, không đạt được mục tiêu, thì sẽ dễ bỏ ngang giữa chừng. Vì thế, một khi đã có kế hoạch học tập rồi thì sinh viên hãy cố gắng chăm chỉ, nỗ lực và bám sát kế hoạch nhé.

Bài viết này đã giúp sinh viên giải đáp băn khoăn rằng lập kế hoạch học tập thế nào để không bỏ giữa chừng? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Sao phải đi học chi cho mệt, nếu không học nữa có sao không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích