Đây là bài mẫu tiểu luận chủ đề Khủng hoảng Tài chính – Môn Thị trường Chứng khoán. Bài tiểu luận đã được rút gọn các thông tin chi tiết, chỉ để lại dạng dàn ý, dùng để sinh viên tham khảo.
>> Mẫu nội dung báo cáo môn học Nghiên cứu thị trường
I. Lí do chọn đề tài
Khủng hoảng tài chính là một trong những thách thức hàng đầu với các quốc gia. Những cuộc khủng hoảng tài chính đã cuốn theo rất nhiều quốc gia vào vòng xoáy của nó, gây ra rất nhiều tác động mạnh mẽ đến kinh tế, xã hội, chính trị của mỗi quốc gia, mỗi khu vực.
Đến nay, mặc dù một số cuộc khủng hoảng tài chính lớn đã qua đi nhưng di chứng để lại vẫn đang âm ỉ tác động và nguy cơ xuất hiện những cuộc khủng hoảng khác là không tránh khỏi. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu về khủng hoảng, về tác động sâu rộng cũng như những bài học kinh nghiệm quý giá mà nó mang lại, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Khủng hoảng tài chính”. Đề tài đi sâu vào một số khái niệm cơ bản về khủng hoảng tài chính và nguyên nhân, diễn biến cũng như tác động của một số cuộc khủng hoảng tài chính tiêu biểu đến Việt Nam, các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
II. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về khủng hoảng tài chính.
III. Phạm vi nghiên cứu
Các quốc gia, khu vực trên thế giới.
IV. Phương pháp nghiên cứu
– Thời gian nghiên cứu: Từ 1997 đến nay.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu (Tại bàn).
– Công cụ xử lý và tổng hợp thông tin: Word 2010.
V. Nội dung nghiên cứu
1. Lí thuyết về khủng hoảng tài chính
- Tổng quan về thị trường tài chính.
- Khái niệm khủng hoảng tài chính.
- Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính: Các Ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi; Các khách hàng vay vốn cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay; Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định; Sự giảm giá dây chuyền của các đồng tiền; Lãi suất tín dụng gia tăng; Thị trường cổ phiếu sụt giá nhanh chóng; Các hoạt động kinh tế suy giảm.
- Các loại khủng hoảng tài chính tiêu biểu: Khủng hoảng tiền tệ; Khủng hoảng ngân hàng; Khủng hoảng nợ quốc gia; Khủng hoảng thị trường chứng khoán; Khủng hoảng khả năng thanh khoản; Khủng hoảng ngân sách.
- Các mô hình khủng hoảng cơ bản.
- Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính: Nguyên nhân bên ngoài; Nguyên nhân bên trong.
- Hệ quả của khủng hoảng tài chính: Về cả mặt tiêu cực và mặt tích cực.
- Các phương pháp ngăn ngừa khủng hoảng tài chính.
2. Một số cuộc khủng hoảng tài chính tiêu biểu
- Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997: Nguyên nhân, diễn biến, các biện pháp khôi phục kinh tế sau khủng hoảng, tác động đến các nước trong khu vực và Việt Nam như thế nào.
- Khủng hoảng tài chính Mỹ 2008: Nguyên nhân, diễn biến, các biện pháp khôi phục kinh tế sau khủng hoảng, tác động đến các nước trong khu vực và Việt Nam như thế nào và cách Việt Nam ứng phó với khủng hoảng.
3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam sau khủng hoảng tài chính
4. Một số kiến nghị cho Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam sau khủng hoảng tài chính
Khủng hoảng và suy thoái kinh tế tuy là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh và tính thích nghi của các doanh nghiệp Việt Nam. Các vấn đề quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như đầu tư vào công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh, năng suất lao động, đào tạo kỹ năng cho lao động cần được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc.
- Thứ nhất, doanh nghiệp cần lường trước sự khó khăn và tận dụng cơ hội khai thác thị trường mới trong thời kỳ khủng hoảng toàn cầu. Trong khủng hoảng vẫn có những cơ hội nếu chúng ta biết đón bắt nó, ngay từ thời điểm này các doanh nghiệp phải cùng hợp tác, liên kết khai thác thế mạnh trên các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Nhật. Đồng thời, nhanh chân mở rộng, tìm kiếm thị trường mới như: Trung Đông, Ai Cập… Hiện nay, các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như gạo, chè, thủy sản, rau quả, may mặc… đã và đang xâm nhập vào những thị trường này nhưng vẫn còn rất yếu, các doanh nghiệp cần nắm bắt các thông tin nhanh chóng, kịp thời, bởi đây sẽ là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp trong tương lai. Đồng thời phải tạo cơ hội cho mình hợp tác, xác định làm ăn lâu dài, khẳng định tiềm năng, thương hiệu, trên mảnh đất mới này. Đối với thị trường nội địa cần tập trung đầu tư công nghệ tham gia vào khâu chế biến, bảo quản và phân phối sau thu hoạch tại những vùng sản xuất trọng điểm của đất nước. Như vậy, sau cơn khủng hoảng, các doanh nghiệp vừa có thị trường truyền thống vừa mở rộng thị trường quốc tế mới.
- Thứ hai, doanh nghiệp nên theo dõi những định hướng hỗ trợ kịp thời, hiệu quả của nhà nước cũng như chính sách, luật lệ mới trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn. Cụ thể là đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu, quan tâm nhiều hơn đến các kênh phân phối tại nước nhập khẩu, tổ chức hội chợ, quảng bá thương hiệu, quảng bá hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn mở các văn phòng đại diện ở những thị trường năng động và tiềm năng, giảm thiểu rủi ro cho nhà xuất khẩu, tiếp cận thị trường nhanh, khai thác các lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã được đẩy mạnh. Đồng thời, thông qua các Lãnh sự quán các nước, Nhà nước cũng tìm kiếm các đối tác, tạo điều kiện để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp xúc và xúc tiến đàm phán thương mại nhằm tìm thị trường mới.
- Thứ ba, doanh nghiệp nên thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, vượt qua khó khăn. Những khó khăn mà khủng hoảng toàn cầu mang lại đã làm cho hoạt động xuất khẩu và sản xuất kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp gặp khó khăn, một số doanh nghiệp co cụm sản xuất hoặc đóng cửa, ngừng hoạt động… Nên doanh nghiệp cần cố gắng thắt lưng buộc bụng để vượt qua khó khăn.
- Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn tới sự hỗ trợ của người tiêu dùng trong nước. Do chạy theo lợi nhuận xuất khẩu, thị trường nội địa hơn 90 triệu dân, đầy tiềm năng dường như vẫn chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức. “Người Việt nam hãy dùng hàng Việt Nam”, sự khích lệ đó khiến người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng đón nhận sản phẩm của mình một cách tự hào. Nhìn lại thời điểm diễn ra cơn khủng hoảng (2008 – 2010), sản phẩm Việt Nam tràn đầy các siêu thị. Từ Nam chí Bắc, mỗi người có trách nhiệm góp sức mình, dùng hàng Việt Nam là yêu nước, người tiêu dùng hiểu được điều đó thì các doanh nghiệp phải có trách nhiệm đảm bảo tốt sản phẩm, tôn trọng người tiêu dùng.
VI. Kết luận
Các cuộc khủng hoảng tài chính đi qua đã để lại rất nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho Việt Nam và các quốc gia, khu vực trên toàn thế giới. Các quốc gia cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và áp dụng những bài học đó một cách phù hợp để cải tổ những điểm yếu kém trong hệ thống tài chính, nhằm khắc phục những di chứng còn lại của các cuộc khủng hoảng cũng như có thể đối mặt với những cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra trong thời gian tới, làm tiền đề cho sự phát triển bền vững của kinh tế thế giới. Mặc dù cũng bị ảnh hưởng khá nặng nề từ các cuộc khủng hoảng trong khu vực cũng như thế giới nhưng Việt Nam đã nỗ lực vượt qua khó khăn và dần đi vào ổn định phát triển.
VII. Tài liệu tham khảo
>> Mẫu dàn ý phân tích Báo cáo tài chính – Môn Quản trị Tài chính
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe
—
?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh.
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.