Home Hành trang vào đờiĐịnh hướng nghề nghiệp Sinh Viên Chọn Nguyện Vọng, Chuyên Ngành Đại Học Sao Cho Đúng?

Sinh Viên Chọn Nguyện Vọng, Chuyên Ngành Đại Học Sao Cho Đúng?

by Hoàng Khôi Phạm
Sinh Viên Chọn Nguyện Vọng, Chuyên Ngành Đại Học Sao Cho Đúng?

Chọn nguyện vọng, chọn chuyên ngành luôn là chủ đề hot, được đông đảo tân sinh viên quan tâm, vì nó sẽ quyết định rất nhiều tới công việc và sự nghiệp sau này của mình. Khi còn là sinh viên năm nhất, anh cũng chưa được định hướng nghề nghiệp rõ ràng, cũng mơ hồ về công việc tương lai, nên đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình lựa chọn chuyên ngành. Vậy sinh viên nên chọn nguyện vọng, chọn chuyên ngành đại học sao cho đúng?

>> Bí quyết giúp sinh viên chọn ngành học phù hợp với bản thân

Chọn nguyện vọng, chọn chuyên ngành là gì?

Chọn nguyện vọng, hay còn gọi là chọn chuyên ngành, là nhiệm vụ đầu tiên mà sinh viên cần làm trước khi bắt đầu chương trình đại học, hoặc chậm nhất là sau khi học xong năm học đầu tiên. Sau khi lựa chọn nguyện vọng, chọn chuyên ngành, thì trường sẽ xét dựa trên điểm thi đại học hoặc điểm trung bình đầu tiên để xem sinh viên có đủ điểm vào chuyên ngành mình đã chọn hay không. Nếu đủ điểm thì các em sẽ được theo học chuyên ngành mình đã chọn, còn nếu chưa đủ điểm, thì sinh viên sẽ tiếp tục xét thêm nguyện vọng 2, nguyện vọng 3, đó cũng là những ngành cho các em chủ động lựa chọn.

Nhưng khi đó, nếu chưa được định hướng nghề nghiệp rõ ràng, thì sinh viên sẽ cực kỳ băn khoăn, thậm chí là hoang mang, không biết nên dựa vào đâu để chọn chuyên ngành, sợ mình chọn bậy, chọn đại, rồi chọn sai, xong theo học không hợp. Vậy sinh viên nên dựa vào các tiêu chí nào để chọn chuyên ngành?

Sinh viên dựa vào tiêu chí nào để chọn chuyên ngành?

Tất nhiên, mỗi người sẽ có những tiêu chí riêng để lựa chọn chuyên ngành phù hợp nhất với bản thân, nhưng ở đây, anh sẽ có một số lời khuyên chung để sinh viên có thể tham khảo. Đầu tiên, các em nên loại bỏ suy nghĩ rằng mình sẽ chọn ngành hot, chọn ngành lương cao, hoặc nhắm mắt nghe theo lựa chọn của gia đình, người quen, vì chưa chắc những ngành đó sẽ hợp với mình, chưa chắc mình sẽ học tốt, sẽ có hứng thú khi theo học sau này.

Để cân nhắc lựa chọn nguyện vọng, chuyên ngành, thì sinh viên cần tìm hiểu xem sau này ra trường mình thích làm công việc gì, khoảng tầm 2-3 công việc nào mà mình thấy hứng thú nhất. Sau đó, tìm hiểu xem các công việc đó yêu cầu sinh viên tốt nghiệp ra trường với các chuyên ngành nào, rồi lựa chọn ra ngành mình thấy hứng thú nhất trong số các ngành đó. Đây là cách mà lúc trước anh đã thực hiện và thấy khá chính xác. Tức là mình sẽ đi ngược từ công việc sau này, để suy ra ngành học mà mình nên lựa chọn, và tất nhiên, khi chọn như thế thì mình cũng sẽ thấy hứng thú với chuyên ngành đó và có thể dễ dàng học tốt, tránh trường hợp chọn sai ngành rồi sau này phải loay hoay học lại.

Chọn nguyện vọng, chuyên ngành đại học sao cho đúng?

Ở phần trước, anh đã hướng dẫn tiêu chí để sinh viên lựa chọn nguyện vọng, chuyên ngành, đó là dựa vào công việc sau này mà mình muốn làm và luôn đề cao sự lựa chọn của chính bản thân mình, tránh để bị ảnh hưởng, tác động bởi những yếu tố xung quanh. Đó cũng chính là mấu chốt giúp sinh viên chọn nguyện vọng, chọn chuyên ngành đại học sao cho đúng.

Trong phần này, anh muốn nhấn mạnh thêm một ý nữa, đó chính là các em cần phải cân nhắc, lựa chọn chuyên ngành một cách kỹ lưỡng. Tức là mình vẫn dựa trên mong muốn, lựa chọn của bản thân, nhưng các em cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, suy nghĩ thật kỹ, chứ không nên chọn nguyện vọng một cách bồng bột, thiếu cân nhắc, chọn theo sở thích nhất thời. Để làm được điều này, thì sinh viên cần phải dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các thông tin về công việc sau này mà  mình muốn làm, xem công việc đó sẽ có những nghiệp vụ chuyên môn nào, giao tiếp nhiều với con người hay làm việc với sổ sách, đòi hỏi tính sáng tạo thế nào, tỉ mỉ ra sao, ngồi làm ở văn phòng hay thường xuyên di chuyển, công tác,… Từ đó, các em sẽ có cơ sở vững chắc hơn để lựa chọn chuyên ngành đại học, tránh việc chọn sai ngành.

>> Hối hận vì chọn ngành không suy nghĩ – Có nên học lại ngành khác?

Sinh viên chọn chuyên ngành xong có được thay đổi không?

Dù đã cân nhắc kỹ lưỡng, nhưng vẫn có không ít sinh viên cực kỳ hối tiếc khi lỡ chọn sai chuyên ngành, chọn nhầm ngành không phù hợp, theo học 1-2 năm mới thấy không hào hứng một chút nào. Vậy khi đó các em phải làm sao? Sinh viên chọn chuyên ngành đại học xong có được thay đổi không? Câu trả lời là các em có thể thay đổi sang một ngành tương tự, có cùng khối ngành với mình, khi đó, nếu ngành mới có những môn trùng với ngành cũ mà các em đã học rồi, thì sẽ được miễn học lại các môn đó. Tuy nhiên, trường hợp này thường không phổ biến lắm, vì nếu đã không thích ngành cũ đến mức muốn chuyển ngành, thì sinh viên thường sẽ chuyển sang một ngành khác hoàn toàn, chứ không chọn một ngành tương tự.

Còn nếu sinh viên muốn đổi hẳn sang một ngành hoàn toàn khác, thì đó là điều không thể. Khi đó, các em bắt buộc phải học lại, rồi thi xét tuyển lại vào chuyên ngành mới, nếu đủ điểm thì mới có thể theo học, và đó là đi học lại từ đầu với các bạn nhỏ tuổi hơn, nên các em cần cân nhắc kỹ lưỡng và chuẩn bị tinh thần cho điều đó. Vậy nếu cảm thấy việc thay đổi ngành nó quá phức tạp, mất công, thì sinh viên có thể tiếp tục học bình thường, rồi ra trường đi làm trái ngành có được không?

Tốt nghiệp ra trường đi làm trái ngành có được không?

Hiện nay, tốt nghiệp ra trường đi làm trái ngành là điều khá phổ biến, vì bản chất không phải sinh viên nào cũng có thể cân nhắc, lựa chọn chính xác chuyên ngành đại học ngay từ đầu. Ai cũng có những sai lầm, sai lầm nào cũng sẽ có cách khắc phục, và việc chọn sai chuyên ngành cũng thế, các em có thể ra trường đi làm trái ngành. Tuy điều này sẽ khiến mình vất vả hơn, đòi hỏi phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn, nhưng các em hoàn toàn có thể vượt qua, thậm chí nhiều người còn có kết quả làm việc cực kỳ xuất sắc, trở thành nhân viên nổi trội trong công ty dù xuất phát điểm họ là người đi làm trái ngành.

Nếu có dự định ra trường đi làm trái ngành, thì sinh viên có thể tham khảo giải pháp sau. Đầu tiên, các em đi học thêm các chứng chỉ, các khoá đào tạo kiến thức của ngành mà mình muốn đi làm sau này, để ít ra thì mình cũng có kiến thức nền tảng, sẽ dễ dàng xin việc và làm quen với công việc. Tiếp theo, tự rèn luyện thêm một số kỹ năng mềm cần thiết cho công việc, rồi có thể xin đi thực tập trái ngành để mình có cơ hội làm quen, học hỏi thêm các chuyên môn, nghiệp vụ của ngành đó, là tiền đề để mình dễ dàng tìm được việc làm trái ngành sau này.

Bài viết đã giúp cho sinh viên hiểu rõ chọn nguyện vọng, chọn chuyên ngành là gì, dựa vào tiêu chí nào để chọn chuyên ngành đại học sao cho đúng, đồng thời, đưa ra những lời khuyên trong trường hợp sinh viên muốn ra trường đi làm trái ngành. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> 3 áp lực bạn phải vượt qua khi đi làm trái ngành

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
?Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
? Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích