Home Hành trang vào đời Sinh Viên Năm Cuối “Muộn Rồi Mà Sao Còn” Chưa Chuẩn Bị 5 Điều Này

Sinh Viên Năm Cuối “Muộn Rồi Mà Sao Còn” Chưa Chuẩn Bị 5 Điều Này

by Hoàng Khôi Phạm
Sinh Viên Năm Cuối Đừng Để "Muộn Rồi Mà Sao Còn" Chưa Chuẩn Bị 5 Điều Này

Cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay, sinh viên năm cuối sẽ bắt đầu bước vào đời, va chạm với cuộc sống. Tìm được một công việc tốt, mức lương hấp dẫn, cơ hội thăng tiến rộng mở là điều hoàn toàn có thể đối với sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên, cơ hội đó chỉ mở ra với những ai đã chuẩn bị kỹ 5 điều này. Nếu đang là sinh viên năm cuối, các em cần gấp rút chuẩn bị ngay thôi!

1. Kiến thức chuyên ngành rất quan trọng với sinh viên năm cuối

Tất nhiên đi học ra trường thì sẽ có kiến thức chuyên ngành rồi. Tuy nhiên, các em không nên chỉ dừng lại ở chữ “có”, mà tốt hơn, các em nên “vững” hoặc “giỏi”. Không bắt buộc các em phải cực kỳ giỏi tất cả các môn, chỉ cần các em cố gắng hết sức, chăm chỉ học sa cho vững kiến thức các môn chuyên ngành thì đã chuẩn bị xong 20% hành trang đầu tiên để tự tin vào đời.

Nếu đang là sinh viên năm cuối nhưng chưa vững kiến thức chuyên ngành, thì ngay bây giờ, các em cần ôn lại ngay, tìm lại giáo trình của những môn chuyên ngành đã học, cùng lập nhóm học chung với đám bạn thân, hay vào ngồi “học ké” với các em khoá dưới cũng được. Hãy cố gắng 200% sức lực để bứt phá trong năm học cuối này nhé!

>> Bí quyết học và ôn thi hiệu quả

2. Ngoại ngữ

Anh ghi chung là ngoại ngữ chứ không ghi là tiếng Anh, vì các em còn nhiều sự lựa chọn khác như tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hàn,… nữa. Tất nhiên tiếng Anh vẫn phổ biến nhất và có cơ hội nghề nghiệp rộng mở nhất rồi, nhưng nếu các em chọn ngoại ngữ khác và thành thạo chúng thì vẫn có những hướng đi riêng cho mình, vẫn có mức lương cao ngay khi ra trường. Tin anh đi, giỏi ngoại ngữ thì các em vừa có lợi thế cạnh tranh khi xin việc, mà lại còn được offer mức lương cao hơn so với các bạn khác.

Ái chà, sinh viên năm cuối vừa phải hoàn thành nốt các môn học cuối cùng, vừa phải làm khoá luận tốt nghiệp, thì thời gian đâu mà trau dồi ngoại ngữ? Chắc các em đang nghĩ như thế đúng không? Nếu các em đang đọc bài này khi còn là sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 thì tranh thủ học ngoại ngữ hay nhé, vì đúng là năm cuối bận thật. Còn nếu các em đang học năm cuối rồi thì anh tin các em vẫn chuẩn bị kịp ngoại ngữ nếu có đủ quyết tâm. Vì thật sự bây giờ không học thì sau này đi làm còn bận rộn và nhiều áp lực hơn, khó lòng mà trau dồi ngoại ngữ.

>> Lỡ mất căn bản Tiếng Anh rồi phải làm sao?

3. Kỹ năng

10 năm trước, kỹ năng là một điều thứ yếu, chỉ được xem là điểm cộng khi ứng tuyển. Giờ đây, chúng đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng mà nhà tuyển dụng dùng để đánh giá các ứng viên.
Nếu đang là sinh viên năm cuối, các em hãy tự nhìn lại xem mình đã thành thạo các kỹ năng liên quan đến công việc chưa? Nếu sau này các em muốn làm các công việc tiếp xúc nhiều với con người thì các em cần trau dồi kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết trình, lắng nghe,… Còn nếu các em làm các công việc chủ yếu liên quan đến máy móc, sổ sách thì em cần kỹ năng Word, Excel, Xử lý hình ảnh, Video,…

Dưới đây anh để một số đường link dẫn tới các bài anh từng chia sẻ về cách rèn luyện kỹ năng cho sinh viên nha:

4. Kinh nghiệm

“Sinh viên thì làm gì có kinh nghiệm làm việc”. Đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Đúng là kinh nghiệm không phải điều bắt buộc phải có trong CV của một sinh viên mới ra trường. Nhưng các em hoàn toàn có thể tích luỹ được các kinh nghiệm quý báu để tạo lợi thế cạnh tranh khi xin việc.

Là sinh viên năm cuối, các em có thể đi thực tập đúng chuyên ngành, để học hỏi kinh nghiệm làm việc từ những anh chị đi trước, để biết được đi làm là sẽ làm những gì, cần thành thạo những nghiệp vụ nào, ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế như thế nào,… Còn nếu các em đọc bài này khi đang là sinh viên năm 1, năm 2, thì các em có thể sớm chuẩn bị kinh nghiệm làm việc bằng cách đi làm thêm, nhiều công ty đang tuyển nhân viên part-time lắm, các em nhớ chọn công việc nào liên quan đến chuyên ngành của mình nha.

>> Mới ra trường có ứng tuyển được vị trí cần 1 năm kinh nghiệm không?

5. Định hướng nghề nghiệp rất quan trọng với sinh viên năm cuối

Điều cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, đó chính là các em cần có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, đúng đắn trước khi ra trường. Anh không viết ra điều này để các em hoang mang, tự nhiên đến năm cuối rồi lại phải suy nghĩ xem mình có hợp với ngành không. Nhưng anh đã từng nhận được không ít chia sẻ từ những bạn sinh viên năm cuối rằng các em đang rất hoang mang, cảm thấy mình chọn sai ngành, không biết mình có đang đi đúng hướng hay không, không biết sau này ra trường sẽ làm gì,…

Vậy nên, là sinh viên năm cuối, các em cần hiểu được sau này mình sẽ làm gì, tính chất công việc như thế nào, sẽ phát triển như thế nào, mình có gắn bó lâu dài với ngành hay không,… Từ đó, các em sẽ có được định hướng nghề nghiệp đúng đắn để sớm chuẩn bị CV ấn tượng để chinh phục nhà tuyển dụng khó tính.


Sinh viên năm cuối ơi, chỉ còn 1 năm để chạy nước rút, nhưng vẫn không muộn để các em cố gắng đâu. Hãy chuẩn bị ngay 5 hành trang ở trên để tự tin vào đời nhé!

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp,… thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Có thể bạn sẽ thích