10 Câu Hỏi Về Kỹ Năng Xử Lý Tình Huống Phổ Biến Nhất Khi Phỏng Vấn

Kỹ năng xử lý tình huống là kỹ năng “thực chiến” nhất, quyết định trực tiếp đến sự thành bại trong công việc của chúng ta. Những người có kỹ năng xử lý tình huống thường được sếp đánh giá cao, cơ hội tăng lương và thăng tiến cũng rộng mở hơn. Ngược lại, những nhân viên xử lý tình huống kém thường mang lại nhiều hậu quả xấu cho công ty, khiến cấp trên phải mất thời gian giải quyết “phốt” cho bạn ấy. Tất nhiên, về lâu dài, nhân viên đó sẽ bị đào thải.

Vì thế, trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn chuẩn bị sẵn hàng loạt câu hỏi để khai thác kỹ năng xử lý tình huống của ứng viên. Dưới đây là 10 câu hỏi thường gặp nhất.

1. Bật mí 10 câu hỏi về kỹ năng xử lý tình huống phổ biến nhất khi phỏng vấn

1. Bạn có bao giờ gặp một khách hàng khó tính, đòi hỏi quá nhiều điều về sản phẩm/dịch vụ chưa?
2. Có bao giờ bạn phải xử lý một tình huống bất ngờ trong công việc không?
3. Nếu gặp phải khách hàng phản cảm, muốn khiếu nại, bồi thường thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?
4. Khi sếp đưa ra một thử thách khó, một nhiệm vụ đầy thách thức thì bạn sẽ đón nhận hay từ chối?
5. Khi bạn phát hiện một đồng nghiệp có hành vi gian lận hoặc ăn cắp tài sản chung của công ty vì họ đang gặp hoàn cảnh khó khăn thì bạn có tố giác không?
6. Bạn đã bao giờ thất bại nhiều lần liên tiếp chưa? Bạn đã bỏ cuộc hay tiếp tục cố gắng?
7. Khi sắp đến deadline mà công việc vẫn chưa hoàn thành thì bạn xử lý như thế nào?
8. Quyết định khó khăn nhất trong công việc mà bạn từng đưa ra là gì?
9. Có bao giờ bạn bỏ lỡ một cơ hội chỉ vì không đưa ra quyết định sớm chưa?
10. Nếu một thành viên trong team quá yếu, không thể hoàn thành tốt công việc thì bạn sẽ làm gì?

2. Cách trả lời các câu hỏi tình huống phổ biến nhất khi phỏng vấn

Để trả lời cho các câu hỏi này một cách hoàn hảo nhất, các em nên nhớ rằng mình cần lồng ghép một tình huống thực tế mà mình từng trải qua, liên quan đến câu hỏi, đồng thời, thể hiện được rõ rằng mình đã giải quyết tình huống đó như thế nào. Tuyệt đối không đưa ra câu trả lời chung chung, dạng lý thuyết, vì điều đó không thể hiện được kỹ năng xử lý tình huống của các em.

Đối với các tình huống liên quan tới khách hàng, sếp, đồng nghiệp thì những bạn từng đi làm thêm chắc chắn đã từng được cọ xát và có cơ hội xử lý trong quá khứ. Đó sẽ là lợi thế của các em so với những bạn chưa từng đi làm thêm.

Tuy nhiên, vẫn có cơ hội cho các bạn còn lại, dù tình huống đó xảy ra trong môi trường làm việc, mà em chưa từng gặp qua trước đây, thì các em vẫn có thể liên hệ tới các tình huống liên quan trong trường học, đời sống mà mình từng trải qua. Chẳng hạn như tình huống khách hàng khó tính thì mình có thể kể tình huống mình gặp phải một giáo viên cực kỳ khó tính, và nêu ra cách các em đã làm để chinh phục giáo viên ấy. Hoặc tình huống thấy đồng nghiệp gian lận thì có thể sử dụng tình huống bạn cùng lớp gian lận khi làm bài kiểm tra. Tình huống sắp tới deadline mà chưa hoàn thành công việc thì cũng khá tương đồng với việc sắp tới hạn nộp bài tập nhóm mà các em vẫn chưa hoàn thành.

Đặc biệt, trong câu trả lời, các em cần khéo léo lồng ghép những ưu điểm trong cách xử lý tình huống của mình, ví dụ như khả năng lắng nghe, tổng hợp vấn đề, xâu chuỗi vấn đề, phân tích nguyên nhân, đưa ra nhiều giải pháp, lựa chọn giải pháp tối ưu nhất, kết quả mình đạt được là gì, mình rút ra được bài học gì sau vấn đề đó,…

>> 3 bước gạt bỏ sự ngại ngùng để có kỹ năng giao tiếp tốt


À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp,… thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe 


?? Like page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý

Đừng Chê Bai Nhân Viên Mới, Hãy Giúp Đỡ Họ