Mâu thuẫn thì lúc nào cũng có, cho dù bạn là một người cực hiền, ít khi đụng chạm ai, thì mâu thuẫn vẫn tự tìm đến bạn. Đặc biệt, nếu bạn là một người ít khi gặp phải bất đồng quan điểm với người khác, thì bạn lại càng phải quan tâm đến cách xử lý mâu thuẫn, vì nếu lỡ xảy ra bất đồng quan điểm mà bạn chưa có kinh nghiệm xử lý thì sẽ dễ dàng rơi vào 3 cách xử lý mâu thuẫn cực kém này.
>> Trả lời phỏng vấn: Bạn có bao giờ mâu thuẫn với cấp trên chưa?
1. Lôi kéo mọi người về phe của mình
Đây có lẽ là cách xử lý mâu thuẫn của những người thích làm việc nhóm, vì họ luôn nghĩ ngay đến việc lôi kéo mọi người về phe của mình, để mình có nhiều “đồng đội” hơn. Đùa đấy. Chứ thật ra chẳng có ai lập nhóm, lôi kéo phe phái mà có thể xử lý mâu thuẫn tốt được. Nó chỉ làm mọi chuyện tệ hơn thôi.
Chính vì thế, khi xảy ra mâu thuẫn, bạn đừng vội làm ầm lên cho tất cả mọi người cùng biết, nhiều khi nó lại phản tác dụng đấy, vì mọi người cũng có suy nghĩ riêng của họ, cũng biết phân tích đúng sai mà, cho dù bình thường có thể họ rất thân với bạn, nhưng tôi tin rằng nếu bạn sai thì họ sẽ không theo phe của bạn đâu. À, nói thêm một tí, nếu có người bạn nào sẵn sàng làm đồng minh dù biết bạn sai, thì đó cũng không phải là một người bạn tốt và có thể chơi chung lâu dài đâu.
2. Luôn nghĩ mình đúng và tranh cãi đến cùng
Cách xử lý mâu thuẫn này thì không cần đồng đội, mà họ sẵn sàng solo cãi tay đôi với đối phương, tranh cãi đến cùng vì luôn nghĩ mình đúng. Như thế này thì là đổ dầu vào lửa chứ làm sao mà xử lý mâu thuẫn được? Cho dù bạn có cãi thắng thì đối phương cũng không phục đâu, và tất nhiên như thế thì mối quan hệ của cả hai sẽ bị rạn nứt, khó lòng hàn gắn lại, khó lòng nhìn mặt nhau trong tương lai. Ok, bạn có thể thắng trong cuộc tranh cãi, nhưng bạn có thêm một kẻ thù.
Bản chất của mâu thuẫn là bất đồng quan điểm, để giải quyết nó thì cách duy nhất là cả hai cùng ngồi lại lắng nghe kỹ quan điểm của đối phương, không được ngắt lời. Đồng thời, mình cần lắng nghe một cách cởi mở, chứ không phải là nghe cho có, ngồi nghe nhưng trong đầu vẫn nghĩ là mình luôn đúng. Sau khi lắng nghe, cả hai sẽ cùng nhau phân tích, thảo luận để đi đến một quan điểm chung. Đồng thời, tự nhủ với nhau rằng bất đồng quan điểm là chuyện bình thường, sau này cả hai sẽ vẫn làm việc chung vui vẻ, chứ không hề ghen ghét nhau.
>> Làm thế nào khi bất đồng quan điểm với đồng nghiệp?
3. Không thèm xử lý mâu thuẫn
Mặc kệ, không thèm giải quyết mâu thuẫn cũng là một cách xử lý mâu thuẫn rất kém. Mâu thuẫn không tự sinh ra và cũng không tự mất đi. Nếu bạn không đối diện với nó, không tìm ra nguyên nhân để khắc phục, thì mâu thuẫn sẽ vẫn mãi tồn tại ở đó và chờ dịp thích hợp để bùng lên lại. Đặc biệt, nếu điều này xảy ra quá thường xuyên trong công sở thì nó sẽ khiến nội bộ công ty cực kỳ bất hoà, mọi người bằng mặt nhưng không bằng lòng, thù ghét lẫn nhau, thậm chí còn âm thầm đâm chọt nhau khi có cơ hội.
Chính vì thế, khi gặp phải bất kỳ mâu thuẫn nào, dù lớn hay nhỏ, thì bạn đều cần phải xử lý, chứ không được mặc kệ nó. Có thể bạn chưa từng có kinh nghiệm giải quyết mâu thuẫn nên sẽ xử lý chưa khéo léo lắm, nhưng ai cũng có lần đầu, điều quan trọng là mình dám đối diện và xử lý nó, chứ đừng mãi trốn tránh khi gặp phải mâu thuẫn. Khi đã có kinh nghiệm nhiều lần xử lý mâu thuẫn, chắc chắn kỹ năng xử lý mâu thuẫn của bạn sẽ được cải thiện lên rất nhiều.
>> Phải làm sao khi mâu thuẫn với bạn thân?
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
?? Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
? Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
? Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.