4 Rủi Ro Khôn Lường Khi Bạn Làm Việc Quá Sức

Nếu được hỏi rằng bạn thích đi làm hay đi chơi, thì đa số mọi người sẽ chọn rằng thích đi chơi hơn, mặc dù làm việc cũng là điều quan trọng, là chuyện đương nhiên phải làm, nhưng chúng ta sẽ muốn cố gắng gói gọn công việc trong giờ hành chính, hoặc trong ca làm việc, chứ không muốn nó xâm chiếm quá nhiều thời gian của mình. Tuy nhiên, với một số người, thì họ lại thích cảm giác được làm việc, cảm thấy những lúc ngồi làm việc, tạo ra giá trị thì sẽ vui và tự hào về những điều mình đã làm được. Đam mê làm việc dẫn tới việc họ làm ngày làm đêm, lúc nào hỏi tới cũng thấy đang làm việc. Dưới đây là 4 rủi ro khôn lường khi làm việc quá sức mà bạn cần lưu ý:

>> 5 lý do chính đáng để thuyết phục sếp tăng lương cho bạn

1. Sức khoẻ ngày càng suy yếu khi làm việc quá sức

Rủi ro đầu tiên và dễ thấy nhất khi làm việc quá sức chính là rủi ro sức khoẻ ngày càng suy yếu. Thay vì bình thường mọi người chỉ làm việc tầm 8 tiếng/ngày, lâu lâu công việc dồn dập thì có thể tăng ca 1-2 tiếng, nhưng chỉ trong vài ngày thôi, sau đó cũng bớt việc lại. Tuy nhiên, đối với người tham công tiếc việc, thích cảm giác được làm việc thì họ sẽ làm rất nhiều, mỗi ngày có khi làm tận 10-12 tiếng, gấp rưỡi so với bình thường, thậm chí còn ráng thức khuya để hoàn thành nốt công việc, trong khi sáng hôm sau vẫn phải dậy sớm đi làm, khiến cho giấc ngủ bị rút ngắn xuống chỉ còn tầm 5-6 tiếng/ngày. Tần suất làm việc liên tục, cộng với ngủ không đủ giấc và những bữa ăn tạm bợ, không đúng giờ, sẽ dẫn tới rủi ro sức khoẻ ngày càng suy yếu, sụt cân, dễ bị đau đầu, chóng mặt, hoặc nặng hơn có thể kéo theo nhiều bệnh lý mãn tính khác. Về lâu dài, nếu không sớm khắc phục thì sức khoẻ sẽ ngày càng suy kiệt hơn, nhiều khi cũng không đủ sức làm việc, phải nghỉ việc một thời gian dài để điều trị.

2. Cuộc sống nhàm chán, lúc nào cũng xoay quanh công việc

Có thể ban đầu bạn sẽ thích cảm giác được làm việc, cứ ngồi vào bàn làm việc là thấy mình tỉnh táo, hào hứng, thích thú. Tuy nhiên, nếu ngày nào cũng phải làm việc quá sức, liên tục xử lý công việc, thì thật sự cuộc sống ấy cũng khá nhàm chán, tẻ nhạt, lúc nào cũng xoay quanh công việc, không có những thú vui khác. Công việc chỉ và chỉ nên là một phần trong cuộc sống, đồng ý rằng càng làm việc nhiều thì mình càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, nâng cao năng lực bản thân, mở rộng cơ hội được tăng lương, thăng tiến với mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, danh vọng, sự tán thưởng và tiền bạc mà bạn kiếm được lại phải đánh đổi bằng chuyện làm việc quá sức, tới một ngày nào đó bạn muốn thoát khỏi guồng quay công việc để tận hưởng cuộc sống, thì chắc cũng khó mà làm được ngay.

>> Những điều nên và không nên tâm sự với đồng nghiệp

3. Luôn trong trạng thái mệt mỏi, áp lực công việc, deadline

Có công việc thì sẽ có KPI, có deadline, và những điều đó sẽ luôn kéo theo cảm giác mệt mỏi, áp lực công việc. Bình thường, mọi người chỉ mệt mỏi trong 8 tiếng làm việc, nhưng với những ai làm việc quá sức, lúc nào cũng bị cuốn trong vòng xoáy công việc, trong mớ công việc bộn bề, thì sẽ còn phải mệt mỏi, áp lực hơn gấp bội. Điều này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới trạng thái tâm lý, nhất là khi bản thân đã cố gắng làm việc, làm ngày làm đêm, nhưng vẫn làm không xuể, không hết việc, hoặc việc này chưa xong thì lại có việc khác kéo tới, rồi lại càng tệ hơn khi kết quả công việc không như mong đợi, bản thân cố gắng nhưng mang lại kết quả chưa tốt. Càng lặp lại những điều đó bạn sẽ càng mệt mỏi, kiệt quệ hơn, tâm trạng suy sụp, mà lại cũng chẳng dư thời gian để giải trí, nghỉ ngơi, thư giãn để chữa lành tâm hồn, thì sẽ lại càng tệ hơn.

4. Lịch làm việc kín mít, không có thời gian chăm lo bản thân

Dù sao đi nữa thì chúng ta cũng cần phải chăm lo cho bản thân, dành thời gian cho chính mình, để được nghỉ ngơi, thư giãn, thực hiện các sở thích cá nhân, hoặc chỉ đơn giản là gặp mặt bạn bè, trò chuyện cùng người thân, nhiều khi cũng ráng sắp xếp nhưng chỉ được chớp nhoáng, rồi lại phải quay về với công việc, lịch trình làm việc lúc nào cũng kín mít, muốn chèn việc khác vào cũng không có thời gian. Điều này kéo dài sẽ dẫn tới rủi ro bị stress, suy sụp tinh thần, và dễ rơi và trạng thái bất ổn tâm lý, trầm cảm, rối loạn lo âu,…

Bài viết này đã giúp bạn nắm được 4 rủi ro khôn lường khi làm việc quá sức, đừng để những viễn cảnh tồi tệ ấy xảy ra với mình. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Cuối năm công việc không thuận lợi thì phải làm sao?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý