4 Sai Lầm Chi Tiêu Khiến Bạn Ném Tiền Qua Cửa Sổ

Bài toán chi tiêu mỗi tháng vẫn luôn là điều khiến chúng ta cực kỳ đau đầu. Tiền lương thì có giới hạn, trong khi có rất nhiều khoản cần phải chi tiêu, muốn cắt xén bớt cũng khó. Song song đó, cũng có một số sai lầm trong chi tiêu khiến bạn dễ vung tay quá trớn, ném tiền qua cửa sổ một cách cực uổng phí. Đừng để điều đó tiếp diễn quá lâu, vì nó sẽ càng khiến bạn đau đầu về chi tiêu hơn. Dưới đây là 4 sai lầm chi tiêu mà bạn cần tránh:

>> Săn sale có phải là cách hiệu quả để sinh viên tiết kiệm chi tiêu?

1. Sai lầm chi tiêu: Món này rẻ nên mua luôn

Đối với những người đã dày dặn kinh nghiệm chi tiêu thì thường sẽ không mắc phải sai lầm này. Tuy nhiên, đối với những bạn trẻ, sinh viên mới ra trường, mới bắt đầu đi làm kiếm tiền thì thường sẽ chi tiêu một cách thiếu cân nhắc, thấy món này rẻ nên mua luôn, thấy món kia đang sale nhiều nên bỏ vào giỏ hàng luôn. Khi mua về nhà rồi thì lại thấy mình chưa thật sự cần tới nó, mua xong cũng chẳng dùng tới, vậy là dù món đồ ấy rẻ, được giảm giá nhiều, nhưng thật ra bạn đang ném tiền qua cửa sổ, tiêu xài một cách hoang phí cho những món mà mình không cần thiết.

Bên cạnh các sản phẩm vật chất, thì cũng có nhiều bạn chi tiền cho các dịch vụ được khuyến mãi, mua combo dài hạn để được giá rẻ, trong khi mình chưa đủ quyết tâm, cam kết để sử dụng hết quyền lợi, chẳng hạn như mua liệu trình điều trị mụn 10 buổi, nhưng thực tế lại chỉ đi có 4 buổi, hoặc mua gói tập gym 12 tháng, nhưng chỉ đi được 3 tháng rồi nghỉ luôn. Vậy là ban đầu tưởng rẻ, nhưng cuối cùng lại chẳng rẻ, phải bỏ tiền mua combo dài hạn nhưng chưa dùng hết một nửa.

2. Chi tiêu cho sở thích nhất thời, dễ mua, dễ chán

Ở trên là sai lầm chi tiêu khi mua món rẻ mà không dùng tới, còn trong phần này, món đồ ấy có thể không rẻ, có thể giá trị cao luôn, nhưng vì sở thích nhất thời, cao hứng quá nên xuống tiền mua luôn. Đây là sai lầm chi tiêu cực kỳ nghiêm trọng, chẳng khác gì bạn đang ném tiền qua cửa sổ cho những món đồ dễ mua, dễ chán, mua theo sở thích nhất thời chứ không xác định là sẽ sử dụng lâu dài. Chẳng hạn như một bộ quần áo mà bạn thấy rất thích, xuống tiền mua ngay, nhưng mua về xong chỉ dùng có 1 lần, rồi vài tháng sau nó cũng qua trend, bạn cũng chẳng đụng tới nữa. Hoặc bạn thích một đôi giày hàng hiệu, nhưng thật ra đó chỉ là sở thích nhất thời, sau một thời gian bạn cũng thấy chán nó, rồi cảm thấy phí tiền. Để tránh mắc phải sai lầm này, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua bất kỳ món đồ nào, cho dù hiện tại bạn đang thấy rất thích, nhưng hãy nghĩ kỹ xem liệu mình có thích nó lâu dài không, hay chỉ đang cao hứng nhất thời?

>> Cách giúp sinh viên quản lý chi tiêu, tránh tiêu xài hoang phí

3. Sai lầm khi không ghi chú, quản lý thu chi hàng tháng

Mua sắm vô tội vạ, chi tiền mà không ghi chú lại sẽ khiến bạn dễ rơi vào trường hợp chi tiêu quá trớn, và đây cũng là một sai lầm chi tiêu khá  phổ biến. Để tránh việc xài tiền quá tay, ném tiền qua cửa sổ, thì bạn nên ghi chú lại các khoản chi tiêu, nó sẽ giúp bạn nhận ra rằng mình đã chi tiêu hết bao nhiêu tiền trong tháng này, có đang nhiều quá không, có đang vượt quá giới hạn không, nếu đang xài nhiều quá rồi thì bạn sẽ tự có cách để dừng lại, giảm bớt các khoản chi. Còn nếu bạn không ghi chú lại, thì sẽ chẳng thể kịp nhận ra rằng mình đang xài tiền quá trớn, khó lòng quản lý thu chi hàng tháng.

Tất nhiên, bạn không cần phải ghi chú quá chi tiết, bạn chỉ cần ghi lại các khoản chi tiêu cho mua sắm sản phẩm, dịch vụ, vui chơi, giải trí, đi uống nước, cafe, có thể tạm bỏ qua các khoản chi phí thiết yếu như tiền xăng xe, phí gửi xe, tiền thuê phòng trọ, ăn uống hàng ngày (trừ khi đi ăn sang, ăn buffet thì cần ghi chú lại).

4. Sai lầm khi không trích tiền lương để tiết kiệm, dự phòng

Có bao nhiêu xài hết bấy nhiêu chính là một sai lầm chi tiêu khá nghiêm trọng, vì lỡ sau này khi có việc cấp bách cần dùng tiền, chẳng hạn như ốm đau, có các sự cố, hoặc cần có vốn để khởi nghiệp kinh doanh, thì bạn lấy tiền ở đâu ra? Cho dù bạn là sinh viên mới ra trường, mức lương hàng tháng còn ít, hay là đã đi làm lâu năm, có mức lương tháng khá cao, thì bạn vẫn cần phải luôn trích một phần tiền lương để tiết kiệm, dự phòng. Số tiền dự phòng ấy thường sẽ rơi vào khoảng 10% – 30% tiền lương hàng tháng, tuỳ xem bạn thấy bao nhiêu sẽ phù hợp, vừa có tiền để dành, vừa không khiến mình phải chi tiêu quá tiết kiệm. Điều này vừa giúp bạn quản lý chi tiêu, tránh việc ném tiền qua cửa sổ, vừa giúp bạn dành dụm được một khoản tiền tiết kiệm kha khá cho các việc quan trọng cần dùng tiền trong tương lai.

Trên đây là 4 sai lầm chi tiêu khá phổ biến mà nhiều người đang mắc phải, để tránh việc phải đau đầu vì lỡ chi tiêu quá trớn, thì bạn cần đặc biệt lưu ý để sớm khắc phục những sai lầm này nhé!

>> Mức lương của người dưới 1 năm kinh nghiệm là bao nhiêu?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Cách Lập Lộ Trình Nghề Nghiệp Khi Mới Ra Trường

3 Điểm Khác Biệt Giữa Kỹ Năng Mềm & Kỹ Năng Cứng

Kết Quả Teamwork Kém Là Tại Nhóm Trưởng?