Bạn Có Xem Trọng Công Việc Mình Đang Làm Không?

Bên cạnh việc học hỏi, trau dồi, phát triển bản thân, thì có một điều hiển nhiên mà bất kỳ ai đi làm cũng đều quan tâm, đó chính là thu nhập. Tức là bạn đi làm thì sẽ được trả lương, đó chính là nguồn thu nhập quan trọng để bạn trang trải chi tiêu mỗi tháng, nếu đột ngột mất đi công việc, bạn sẽ bị mất đi nguồn thu nhập, khiến bản thân phải chật vật hơn trong chi tiêu, thậm chí phải tiêu xài rất dè sẻn cho tới khi tìm được công việc mới, mà chưa chắc công việc mới đã ổn hơn. Vì thế, bạn hãy luôn xem trọng công việc mình đang làm, cố gắng hoàn thành tốt công việc để duy trì nguồn thu nhập. Làm sao để xác định được rằng bạn có đang xem trọng công việc mình đang làm không?

>> 6 dấu hiệu cho thấy bạn không phù hợp với công việc?

Bạn dành bao nhiêu tâm huyết cho công việc?

Để xác định rằng bạn có xem trọng công việc mình đang làm không, thì hãy tự nhìn lại xem bạn dành bao nhiêu tâm huyết cho công việc, bạn có nỗ lực, cố gắng như thế nào, khi đối mặt với những công việc khó khăn, thì bạn xử lý triệt để ra sao? Chính những điều đó sẽ xác định chính xác xem bạn có đang đặt đủ tâm huyết cho công việc không, có xem đây là công việc mà mình muốn theo đuổi một cách nghiêm túc không?

Còn nếu bạn thấy mình đang làm việc một cách hời hợt, thường xuyên quên, bỏ sót công việc, để xảy ra sai sót trong quá trình làm việc, hoặc có xu hướng làm việc cho có, làm đại cho xong, không kiểm tra chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn, thì đồng nghĩa với việc bạn không xem trọng công việc mình đang làm.

Bạn dành bao nhiêu thời gian để tập trung làm việc?

Song song đó, bạn cũng có thể tự nhìn lại xem mình dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày để tập trung làm việc, hay là thường xuyên đi trễ, trốn làm, vừa làm vừa chơi, lo làm việc riêng, chơi game, bấm điện thoại, tụ tập tám chuyện với đồng nghiệp, hết giờ thì đứng lên đi về ngay? Trong phần này, bạn cần xác định được khoảng thời gian mà mình nghiêm túc làm việc, tập trung xử lý công việc, chứ không phải là thời gian bạn ngồi trong công ty nhưng lại làm việc riêng. Chẳng hạn như công ty yêu cầu nhân viên đi làm 8 tiếng/ngày, bạn đi làm đủ 8 tiếng, nhưng thực chất chỉ dành được khoảng 2-3 tiếng để xử lý công việc, thời gian còn lại lo làm chuyện khác, thì thật sự bạn đang không xem trọng công việc.

>> Cãi nhau, xích mích với cấp trên khi đi làm thì phải làm sao?

Bạn cảm thấy thế nào khi không làm tốt công việc, mắc lỗi sai?

Trong quá trình làm việc, sẽ có những lúc bạn vô tình để xảy ra sai sót, hoặc đạt kết quả làm việc không tốt, trễ deadline, gây ra thiệt hại cho công ty. Lúc đó, bạn cảm thấy thế nào, bạn hối hận, tự nhận trách nhiệm về cho bản thân, rút kinh nghiệm, tìm cách khắc phục hậu quả, hay bạn chẳng thấy gì, không cảm xúc, xem đó như là điều bình thường, đùn đẩy trách nhiệm, viện lý do để chối bỏ trách nhiệm? Điều này có thể giúp bạn dễ dàng xác định xem liệu mình có thật sự đang xem trọng công việc mình đang làm không, hay bạn đang thờ ơ, không quan tâm gì tới nó.

Bạn có chán ghét, than vãn, nói xấu, không xem trọng công ty?

Nói xấu công ty là một điều không nên, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên tình trạng nhân viên nói xấu công ty vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Khi có càng nhiều bất mãn, gặp nhiều chuyện khiến bản thân không hài lòng, thì những câu chuyện nói xấu công ty lại càng nhiều hơn, có khi nhân viên tụm nhau nói xấu công ty suốt cả ngày luôn. Hãy nhìn lại bản thân xem bạn có chán ghét công việc, thường xuyên than vãn, nói xấu công ty, có những suy nghĩ tiêu cực về công ty không? Nếu có, thì khả năng cao rằng bạn chẳng còn thiết tha gì với công việc nữa, nếu có mất việc thì cũng chẳng có gì tiếc nuối, có khi còn thấy vui mừng nữa, và đó là dấu hiệu bạn không xem trọng công việc mình đang làm.

>> Gặp đồng nghiệp không biết lắng nghe thì phải làm sao?

Bạn có đứng núi này trông núi nọ, muốn nhảy việc không?

Tự nhiên thấy công ty mình có quá nhiều vấn đề bất cập, nhìn đâu cũng thấy điều không vừa mắt, từ công việc, đồng nghiệp, cấp trên, cho tới khách hàng, đối tác, đều khiến bạn cảm thấy không vừa ý, chán nản, mệt mỏi. Rồi khi nhìn sang những công ty khác, thấy bạn bè, người quen của mình đang làm việc vui vẻ, thuận lợi, thì bạn cảm thấy đó là môi trường làm việc cực tốt, và có xu hướng đứng núi này trông núi nọ, muốn nhảy việc. Thật ra, công ty nào cũng có vấn đề, bạn chưa vào làm việc thì sẽ chưa thể nhận ra, những điều bạn đang thấy, đang nghĩ, nó chỉ là sự hào nhoáng bề nổi, chứ chưa chắc những công ty ấy đang tốt hơn công ty hiện tại. Một khi đã có dấu hiệu đứng núi này trông núi nọ, khả năng cao rằng bạn sẽ xao nhãng công việc và không còn xem trọng công việc mình đang làm nữa.

Nếu bị mất việc, bạn có tiếc, có buồn không?

Một điều cuối cùng và cũng cực kỳ chính xác để xác định xem bạn có thật sự xem trọng công việc mình đang làm không, chính là nếu bị mất việc, bạn có tiếc, có buồn không? Nếu bạn thấy bình thường, chẳng có gì phải buồn, bạn đã biết trước ngày này sẽ xảy ra, và đã chuẩn bị tinh thần cho chuyện nghỉ việc rồi, thì thật sự bạn đang chán nản, không xem trọng công việc, không muốn tiếp tục công việc này thêm nữa. Ngược lại, nếu bạn cực kỳ sốc, buồn bã, suy sụp tinh thần khi biết tin mình sắp phải nghỉ việc, thì đây là một công việc bạn đang xem trọng, tuy nhiên, bạn cũng cần nhìn lại bản thân, xem mình đang làm việc như thế nào, vì sao lại không đạt kết quả tốt, để đến mức công ty phải cho thôi việc? Đây sẽ là bài học kinh nghiệm cực kỳ đắt giá cho bạn, về sự nỗ lực và tập trung khi làm việc, vì nếu bạn đang xem trọng công việc, không muốn bị mất việc, thì bắt buộc bạn phải làm việc bằng cái tâm, cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Bài viết này đã giúp bạn nắm được một số tiêu chí để cân nhắc xem liệu bạn có xem trọng công việc mình đang làm không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Tạm biệt sếp và đồng nghiệp thế nào trước khi nghỉ việc?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


+ Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
+ Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
+ Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Chỉn Chu Ngoại Hình Giúp Ích Thế Nào Khi Đi Làm?

Góp Ý Nhiều Lần Nhưng Đồng Nghiệp Không Tiếp Thu Thì Sao?

Những Điều Cơ Bản Trong Công Việc Bạn Cần Lưu Ý