Bị Bao Nhiêu Điểm D Thì Không Đủ Điều Kiện Xét Tốt Nghiệp?

Khi lên đại học, đa số các trường sẽ tính điểm môn học theo dạng chữ. Nếu điểm F là mức điểm không sinh viên nào mong muốn, vì nó đồng nghĩa với chuyện các em bị rớt môn, phải học lại từ đầu, thì điểm D cũng là điều mà sinh viên cực kỳ quan ngại. Các em biết rằng khi có quá nhiều điểm D thì sẽ kéo kết quả học tập đi xuống, chính vì thế, nhiều sinh viên lăn tăn rằng bị bao nhiêu điểm D thì không đủ điều kiện xét tốt nghiệp ra trường? Hãy cùng Tự Tin Vào Đời giải đáp băn khoăn ấy trong bài viết này nhé!

>> Điểm D và D+ khác nhau như thế nào, quy đổi thành bao nhiêu điểm?

Điểm D ở đại học thấp tới mức nào?

Nếu xét trên thang điểm chữ A, B, C, D, F, thì sinh viên sẽ dễ thấy rằng điểm D đứng ở vị trí 4/5, tức là gần như cuối bảng. Điểm F thì tất nhiên là quá thấp rồi, không đủ điểm chuẩn để được qua môn, đồng nghĩa với việc rớt môn và sinh viên phải học lại từ đầu những môn mà mình lỡ bị điểm F. Còn điểm D thì sao, điểm D ở đại học thấp tới mức nào? Để giải đáp câu hỏi này một cách chính xác nhất, thì chúng ta hãy thử quy đổi điểm D sang thang điểm 10 và thang điểm 4, để xem nó tương ứng trong khoảng bao nhiêu điểm, cụ thể như sau:

  • Thang điểm 10: Điểm D nằm trong khoảng 4.0 tới 5.4 trên thang điểm 10, một kết quả cực kỳ thấp, chỉ đang nằm ở mức trung bình yếu, mặc dù được tính là qua môn, nhưng nó sẽ kéo điểm trung bình tích luỹ của sinh viên xuống rất nhiều.
  • Thang điểm 4: Điểm D được quy đổi thành 1.0 trên thang điểm 4, là một kết quả cực kỳ tệ, mà trên thang điểm 4 nếu điểm trung bình tích luỹ dưới 2.0 thì sinh viên sẽ không đủ điều kiện để được tốt nghiệp ra trường, GPA 1.9 thôi là khỏi ra trường rồi, huống hồ chi điểm D nó chỉ có 1.0, là thấp lắm luôn.

>> Sinh viên bị điểm D thì phải làm sao, có học lại không?

Bị bao nhiêu điểm D thì không đủ điều kiện xét tốt nghiệp?

Sau khi tìm hiểu rằng điểm D thấp tới mức nào, thì chúng ta sẽ cùng giải đáp xem liệu sinh viên bị bao nhiêu điểm D thì không đủ điều kiện xét tốt nghiệp ra trường? Thật ra, sẽ không có quy định nào về chuyện này, tức là sinh viên bị điểm D 5 lần, 10 lần cũng chưa chắc sẽ bị cấm tốt nghiệp, huỷ kết quả học tập, mà cơ sở để xác định những chuyện đó sẽ phụ thuộc vào điểm trung bình tích luỹ suốt 4 năm đại học, số lần nhận cảnh báo học tập và thời gian đào tạo tối đa của sinh viên. Cụ thể như sau:

  • Điểm trung bình tích luỹ 4 năm đại học của sinh viên dưới 2.0 trên thang điểm 4, thì sẽ không đủ điều kiện để được xét và công nhận tốt nghiệp: Điểm trung bình tích luỹ này sẽ được tính trên tất cả môn học, càng nhiều môn đạt điểm A thì càng kéo điểm đi lên, càng nhiều môn bị điểm D thì càng kéo điểm đi xuống, nếu sinh viên bị nhiều môn điểm D tới nỗi kéo GPA của mình xuống dưới 2.0, thì không được tốt nghiệp, nhưng cụ thể rằng bao nhiêu điểm D thì sẽ không có con số cụ thể, chuyện này không tính dựa trên số lượng môn bị điểm D, mà sẽ tính theo GPA tổng kết của tất cả môn trong chương trình học. Có sinh viên chỉ bị 5 môn điểm D mà đã kéo GPA xuống dưới 2.0, nhưng có bạn bị tới 7 môn điểm D mà GPA vẫn trên 2.0;
  • Vượt quá số lần nhận cảnh báo học tập tối đa theo quy định của trường, thì sinh viên sẽ bị huỷ kết quả học tập, không được tốt nghiệp: Cảnh báo học tập là trường hợp điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình tích luỹ của sinh viên bị thấp dưới ngưỡng cho phép, khi đó, nhà trường sẽ gửi cảnh báo để nhắc nhở các em phải nghiêm túc học tập, cố gắng học hành đàng hoàng hơn trong những học kỳ tiếp theo. Điều này cũng không xác định cụ thể rằng sinh viên bị điểm D bao nhiêu lần thì sẽ bị cảnh cáo học tập, hoặc vượt quá số lần cảnh cáo tối đa, mà sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào điểm trung bình học kỳ hoặc điểm trung bình tích luỹ của các em, nói chung là cũng tương tự như trường hợp thứ 1;
  • Vượt quá thời gian đào tạo tối đa của chương trình học, thì sinh viên cũng bị huỷ kết quả học tập, không được xét tốt nghiệp: Thông thường, thời gian đào tạo tối đa sẽ gấp đôi so với chương trình chuẩn, chẳng hạn như chương trình đại học 4 năm, thì tối đa sẽ đào tạo trong 8 năm, nếu sinh viên có nhiều hay ít môn bị điểm D thì cũng không liên quan lắm tới chuyện này, có thể một số sinh viên sẽ dành thời gian học cải thiện các môn điểm D để nâng cao điểm số, nhưng cũng hiếm có trường hợp học cải thiện nhiều tới nỗi vượt quá thời gian đào tạo tối đa.

Sau khi phân tích kỹ 3 trường hợp khiến sinh viên không đủ điều kiện để xét tốt nghiệp (liên quan tới kết quả học tập), thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng chuyện bị bao nhiêu điểm D sẽ không liên quan lắm, không có quy định cụ thể rằng sinh viên nhận bao nhiêu điểm D thì bị cấm tốt nghiệp, mà nó chỉ tác động gián tiếp, kéo kết quả học tập đi xuống và có rủi ro rằng điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình tích luỹ bị kéo xuống quá thấp, khiến sinh viên bị cảnh báo học tập quá nhiều lần,… thì cũng có thể dẫn tới kết quả rằng không đủ điều kiện để xét tốt nghiệp ra trường. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các em!

>> Sinh viên bị điểm D là qua môn hay rớt môn?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

ELSA Giúp Chỉnh Phát Âm Tiếng Anh Bằng Cách Nào?

Trượt Học Bổng Có Phải Là 1 Thất Bại Không?

Học Tiếng Anh Bằng App ELSA Có Hiệu Quả Không?