Bạn luôn thức dậy với cảm giác mệt mỏi, chẳng muốn làm gì, chỉ muốn ở nhà ngủ nghỉ, phải chăng bạn đang bị burnout? Đã quá mệt mỏi rồi, bạn muốn thoát khỏi cảm giác tồi tệ ấy, không để nó tiếp tục ghì bạn xuống, huỷ hoại tinh thần, ý chí của bạn. Vậy bị burnout là gì, nguyên nhân do đâu và nó kéo theo các tác hại thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay và khắc phục trước khi mọi chuyện đi quá xa!
Bị burnout là gì?
Burnout dịch sát nghĩa chính là trạng thái bị kiệt sức cả về thể chất, cảm xúc lẫn tinh thần, thường xảy ra do bạn phải đối mặt với áp lực, căng thẳng, mệt mỏi trong suốt thời gian dài. Burnout có thể xảy ra với bất kỳ ai, từ sinh viên cho tới người đi làm, từ trong học tập, công việc cho tới đời sống. Đây không phải là một cảm giác mệt mỏi đơn thuần như khi bạn bị bệnh, bị ốm, mà nó còn kéo theo nhiều hệ luỵ khôn lường khác, là tâm bệnh chứ không đơn thuần là bệnh lý thông thường. Không phải tự dưng mà cụm từ burnout đang ngày càng phổ biến hơn, mà do thực tế các nguyên nhân khiến chúng ta burnout ngày càng tăng lên, số lượng người bị mắc kẹt trong trạng thái kiệt quệ này đang gia tăng mỗi ngày. Vậy đâu là các nguyên nhân gây ra burnout?
Các nguyên nhân khiến bạn bị burnout?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mắc kẹt trong cảm giác burnout, phổ biến nhất chính là vì quá áp lực về chuyện học hành hoặc công việc. Chẳng hạn như sinh viên khi phải tiếp thu khối lượng kiến thức lớn, từ nhiều môn học phức tạp, phải chịu áp lực liên tiếp từ ngày này qua tháng nọ mà không có giải pháp gỡ rối, thì sẽ dễ bị burnout. Hoặc với người đi làm khi công việc dồn dập, chưa xong việc cũ đã phải nhận thêm việc mới, không biết cách quản lý thời gian cho tối ưu dẫn tới bị quá tải, stress kéo dài rồi rơi vào trạng thái burnout, không muốn làm gì nữa, lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải cả về tinh thần lẫn thể chất. Tình trạng burnout sẽ càng nghiêm trọng hơn khi xung quanh bạn không có ai trợ giúp, hỗ trợ, để san sẻ và động viên lẫn nhau, khiến bạn cảm thấy vừa mệt mỏi, vừa cô đơn, không cách nào để thoát ra được, chuyện học hành, công việc ngày càng đè nặng lên vai, và chỉ có 1 mình, cô độc.
Đặc biệt, một nguyên nhân chí mạng khiến bạn bị burnout một cách kinh khủng hơn, đó chính là không cân bằng được giữa chuyện học tập, làm việc và cuộc sống cá nhân, suốt ngày cứ bị mắc kẹt trong những nhiệm vụ nặng đầu, liên tiếp nhau, không còn thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi hoặc làm các hoạt động cá nhân. Đừng lầm tưởng rằng càng chăm chỉ học tập, làm việc thì bạn sẽ càng mau chóng chạm tay tới thành công, hãy lưu ý cân bằng thời gian nghỉ ngơi, relax tâm trí trước khi bị rơi vào trạng thái burnout, kiệt quệ tâm trí lực.
Tác hại khôn lường khi trạng thái burnout kéo dài
Hiệu quả học tập và làm việc giảm sút chính là tác hại đầu tiên khi trạng thái burnout của bạn kéo dài, đây là điều dễ hiểu, vì khi bạn kiệt quệ thì sẽ khó lòng tập trung học hành, làm việc, thì làm sao mang lại kết quả tốt được? Chưa kể rằng khi làm gì cũng tệ, cũng kém như thế thì tinh thần của bạn sẽ ngày càng tiêu cực hơn, tiếp tục kéo theo kết quả học tập, làm việc trong tương lai tệ hơn, cứ luẩn quẩn trong vòng lặp không có hồi kết.
Tiếp theo, burnout cũng khiến bạn mang tâm lý tiêu cực, dễ nóng nảy, gắt gỏng, có thái độ, lời nói và hành động không hay với những người xung quanh như bạn bè, người thân, đồng nghiệp, vô tình điều này cũng khiến bạn mất đi nhiều mối quan hệ, vừa cô đơn, vừa bị mọi người xa lánh, ghét bỏ vì thái độ kỳ quặc, và càng lúc tình trạng burnout cũng càng tệ hơn. Nếu để trạng thái burnout tiếp tục kéo dài, thì tinh thần và sức khoẻ của bạn cũng ngày càng kiệt quệ hơn, cảm thấy xung quanh mình luôn ngập tràn một màu đen tăm tối, tiêu cực, chưa kể rằng nó cũng kéo theo nhiều vấn đề như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, đau đầu, tăng huyết áp và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Để tránh phải đối mặt với các tác hại khôn lường này, bạn cần phải làm gì?
Làm sao để nhanh chóng thoát khỏi cảm giác burnout?
Nhiều người lầm tưởng rằng khi quá mệt mỏi, khi bị burnout thì cứ than vãn, nói ra cho hết những bực bội, bức xúc với những người xung quanh thì sẽ dần nguôi ngoai. Tuy nhiên, đó là một sai lầm, vì khi bạn cứ mãi bận tâm về những điều khiến mình bực bội, mệt mỏi, thì bạn sẽ cứ nhớ tới nó, nhắc lại hoài thì sẽ khó mà quên được, chưa kể tới việc khi bạn cứ liên tục than vãn sẽ bị mọi người xung quanh đánh giá rằng bạn là người tiêu cực, sẽ không muốn tiếp xúc hay nói chuyện gì với bạn nữa vì sợ sợ bị lây lan năng lượng tiêu cực. Mà khi thấy mình bị xa lánh thì bạn có thể sẽ còn burnout hơn, cho rằng mình đang bị lạc lõng, bị xa lánh, sao mình đang kiệt quệ mà mọi người không chịu bên cạnh, hết người này tới người kia rời đi, khiến tình hình sẽ càng tệ hơn.
Cách để nhanh chóng thoát khỏi cảm giác burnout chính là bạn phải nạp năng lượng tích cực, hãy nhìn nhận các vấn đề dưới góc nhìn đa chiều & tích cực hơn, đừng cứ chăm chăm vào những mặt chưa tốt. Hãy lấy lại tinh thần lạc quan, tích cực vốn có của mình, kết hợp thêm việc nghỉ ngơi 1-2 ngày để healing, thư giãn, xả stress sau những ngày quá áp lực với chuyện học hành, công việc. Đồng thời, hãy tập cách quản lý thời gian, sắp xếp các việc cần làm theo một trình tự logic, ưu tiên các việc quan trọng, lập thành thời gian biểu rồi làm theo, thì bạn sẽ thoát khỏi cảm giác bị quá tải. Hoặc đơn giản khi đang học tập hoặc làm việc mà tự dưng thấy mệt mỏi, bạn có thể nghe 1-2 bài nhạc yêu thích để lấy lại tinh thần, thư giãn đầu óc, thì đó cũng là 1 giải pháp giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ bị burnout.
Bài viết này đã giúp bạn hiểu rằng burnout là gì, kéo theo các tác hại thế nào và phải làm sao để nhanh chóng thoát khỏi cảm giác ấy? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!
Hỏi đáp nhanh
À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.
—
Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.