Cách Chuyển Từ Học Thụ Động Sang Tự Học

Bạn cảm thấy việc học chỉ dừng lại ở việc nghe và ghi chép, chứ chẳng mang lại hiệu quả gì, chẳng hiểu bài, chẳng nắm được kiến thức? Bạn đi học mỗi ngày như đang bị ép buộc, cực kỳ chán nản vì kết quả học tập không khả quan, liên tục bị điểm kém và đang nợ môn quá nhiều. Rất có thể nguyên nhân đến từ việc thiếu chủ động trong học tập. Đây là cách chuyển từ học thụ động sang chủ động, giúp bạn tự học một cách đơn giản, hiệu quả. Hãy tìm hiểu và thử ngay nhé!

>> Dừng lạm dụng 3 cách học sai lầm này

Số lượng sinh viên học thụ động đang ở mức báo động

Một thực trạng đáng buồn trong môi trường giáo dục đại học hiện nay, chính là có tận hơn 50% sinh viên vẫn duy trì lối học thụ động, thiếu sự chủ động trong học tập và hầu như không có khả năng tự học, tự ôn bài. Các bạn ấy thường đi tới trường mỗi ngày như một thói quen được lập trình sẵn, tới giờ thì vào lớp, rồi ghi ghi chép chép một cách máy móc, đợi giảng viên cung cấp kiến thức thì note lại, đánh dấu trong slide hoặc giáo trình, khi được giao bài tập thì về nhà làm, chứ không hề có sự chủ động trong việc tự học, tự tìm hiểu & ứng dụng kiến thức vào thực tế.

Đáng buồn hơn, một số bạn sinh viên còn kết hợp việc học thụ động với tính lười biếng, tức là vừa không chủ động trong việc học, mà lại vừa ham chơi hơn ham học, không tập trung trong giờ học, lo nói chuyện, bấm điện thoại, chơi game, lướt mạng xã hội, được giao bài tập mà cũng chẳng chịu làm, gần tới ngày thi không ôn tập chỉn chu, mà lại lao vào học vẹt, học tủ, chép tài liệu,… Thực trạng này sẽ kéo theo hệ quả khôn lường tới tương lai của các em nếu không sớm được khắc phục.

Tác hại khôn lường khi sinh viên học thụ động

Học thụ động kéo theo nhiều tác hại nghiêm trọng đến kết quả học tập và công việc trong tương lai. Khi sinh viên không có động lực học tập, không hiểu được tầm quan trọng của việc học nên đã chủ quan, lười biếng, không học hành đàng hoàng, thì đương nhiên các em sẽ không hiểu bài, khó lòng nắm được kiến thức. Cứ chờ đợi giảng viên cung cấp kiến thức mới chịu nghe rồi ghi chép một cách máy móc cũng khiến sinh viên rơi vào trạng thái học nhưng chưa hiểu rõ bản chất kiến thức, hiểu không sâu, kiến thức nông cạn, khó lòng ứng dụng được trong công việc sau này.

Khi ra trường tìm việc làm, nhà tuyển dụng sẽ cực kỳ quan tâm tới kiến thức chuyên ngành và sẽ đặt ra nhiều câu hỏi để đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của ứng viên, những bạn nào lơ mơ, không trả lời đúng trọng tâm, chung chung, thiếu dẫn chứng cụ thể, hoặc tệ hơn là hiểu sai, trả lời sai kiến thức, thì khả năng cao sẽ bị loại. Cơ hội được tăng lương & thăng tiến cũng hầu như sẽ không đến với những ai thiếu chủ động trong học tập, không có tinh thần ham học hỏi. Đó là các tác hại khôn lường khi sinh viên lạm dụng việc học thụ động. Có thể hiện tại các em cảm thấy thoải mái đầu óc khi học thụ động, đỡ mất công phải tìm tòi, đọc thêm nhiều kiến thức khác liên quan tới môn học, nhưng về lâu về dài thì trong tương lai mình sẽ phải chịu khổ, gặp nhiều trục trặc trong quá trình xin việc và đi làm sau này.

>> Quản lý thời gian thế nào khi tự học ở nhà?

Cách chuyển từ học thụ động sang tự học chủ động

Để chuyển từ học thụ động sang tự học chủ động, trước tiên, sinh viên cần hiểu rằng học tập là nhiệm vụ quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều tới tương lai của mình. Nếu muốn gặt hái nhiều thành công trong công việc tương lai, muốn có mức thu nhập cao, nhiều cơ hội thăng tiến, thì điều kiện tiên quyết chính là phải nắm vững kiến thức chuyên ngành. Đó sẽ là mục tiêu và động lực để sinh viên cố gắng, học hành đàng hoàng, chăm chỉ hơn, có lý do để nỗ lực hơn trong việc chuyển từ thói quen học thụ động sang tự học.

Tiếp theo, sinh viên hãy lập kế hoạch, thời gian biểu học tập chi tiết rằng mỗi ngày, vào mỗi khung giờ thì mình sẽ học môn nào, bao gồm thời gian học trên trường, học nhóm cùng bạn bè và tự học ở nhà. Nhiều bạn lầm tưởng rằng muốn tự học thì không được học nhóm, kẻo sẽ bị phụ thuộc vào bạn cùng nhóm, thì sẽ tiếp tục học thụ động như trước. Tuy nhiên, đó là quan điểm sai lầm, sinh viên hoàn toàn có thể kết hợp vừa học nhóm, vừa dành thêm thời gian để tự học, vì thực tế chuyện học nhóm là điều cần thiết ở đại học, nhất là khi sinh viên phải cùng nhau làm bài thuyết trình, tiểu luận nhóm. Hay đơn giản là nhóm bạn cùng giúp nhau học tập, nếu có chỗ nào chưa hiểu thì sẽ được bạn khác giảng lại, miễn sao sinh viên chủ động hơn trong việc lắng nghe, ghi chép và đào sâu kiến thức môn học, cùng cả nhóm thảo luận về kiến thức chuyên ngành, thì đó vẫn là tín hiệu tích cực giúp sinh viên chuyển từ học thụ động sang tự học chủ động.

Trong những giờ tự học ở nhà, sinh viên hãy đảm bảo rằng mình tập trung tuyệt đối, bỏ điện thoại ra một bên, tắt hết các thông báo để tránh bị phân tâm. Không được vừa học vừa chơi, học xong thì mới làm những chuyện khác sau. Nếu có phần kiến thức nào chưa rõ thì sinh viên hãy lật giáo trình ra tự đọc, hoặc lên mạng tự tìm hiểu, có cả 1 kho tàng kiến thức hữu ích đang chờ các em khám phá, mỗi lần tự tìm tòi như thế chính là mỗi lần ôn lại bài để các em nắm vững kiến thức môn học hơn. Đồng thời, sinh viên có thể kết hợp thêm sơ đồ sư duy Mind Map để tự học một cách logic và hiệu quả hơn, dễ ghi nhớ các keyword quan trọng hơn. Cuối cùng, hãy nhớ rằng việc chuyển từ học thụ động sang tự học chủ động là 1 quá trình, cần cho bản thân thời gian chứ không thể ép buộc mình phải làm được ngay lập tức trong thời gian ngắn. Hãy đặt mục tiêu này trong vòng 3-4 tháng, rồi nghiêm túc thực hiện, mỗi ngày thay đổi một chút, thì sau 1 thời gian nhìn lại sinh viên sẽ thấy rằng mình đã làm được.

Bài viết này đã gợi ý cách chuyển từ học thụ động sang tự học chủ động. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích với sinh viên. Chúc các em học tốt!

>> Tự học Tiếng Anh trên Youtube có hiệu quả không?

Hỏi đáp nhanh

À, nếu các em có những băn khoăn, trăn trở về chuyện học hành, thi cử, định hướng nghề nghiệp hay lo lắng không tìm được việc làm thì đừng ngại hỏi anh tại đây nhe.


Like Page Tự Tin Vào Đời để không bỏ lỡ các bài viết mới về kinh nghiệm học tập, ứng tuyển, làm việc và những lời khuyên hữu ích để sinh viên tự tin bước vào đời.
Vào Group Tự Tin Vào Đời để được sửa CV, hỏi đáp nhanh về học hành, thi cử, công việc,…
Follow Instagram Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng hình ảnh
Follow Tiktok Tự Tin Vào Đời để xem các chia sẻ và hỏi đáp nhanh dưới dạng video ngắn
Subscribe Youtube Hoàng Khôi Phạm để xem các video chia sẻ và hỏi đáp nhanh theo nhiều chủ đề hữu ích
Tác giả: Hoàng Khôi Phạm – Profile tác giả tại đây.

Related posts

Cách Duy Trì Động Lực Học Tập Dài Hạn

Cách Thoát Cảm Giác Lạc Lõng Khi Mới Vào Đại Học

Cách Làm Tiểu Luận Điểm Cao Không Sao Chép Ý Tưởng